II một số biện pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
1. Hoàn thiện điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình
Tìm hiểu những nét cơ bản về hạch toán TSCD hữu hình của các nớc tiên tiến cũng nh chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta đều nhận thấy, việc quy
định quá chi tiết vềgiá trị và thời gian TSCĐ ở nớc ta gây khó khăn cho công tác hạch toán
Theo quy định hiện hành thì tiêu chuẩn nhận biết nhận biết TSCĐ phải thoã mãn đồng thời cả hai điều kiện về thời gian sử dụng từ một năm trở lên và giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên. Nh vậy, một tài sản thoả mãn tiêu chuẩn TSCĐ có giá trị 5 triệu đồng đợc coi là TSCĐ trong xí nghiệp sản xuất nhỏ, nhng mới một công ty lớn, tài sản đó chỉ đợc coi nh công cụ dụng cụ.
Mặt khác, trên thực tế hiện nay nhiều tài sản do tính chất sử dụng, vai trò của chúng đối với sản xuất, chỉ nên xếp vào công cụ nhỏ: điện thoại di động, máy bộ đàm, bàn tủ,... nhng vì chúng có giá trị lớn hơn 5 triệu đồng nên trên thực tế các doanh nghiệp đang phải xếp vào TSCĐ. Và lẽ đơng nhiên kế toán phải vào danh mục, vào sổ, thẻ kế toán để theo dõi tất cả mọi biến động về nó nh khấu hao, sửa chữa,... sau vài năm hết khấu hao nếu vẫn còn sử dụng đợc lại đợc theo dõi trong danh mục tài sản có giá trị bằng không cho tới khi thanh lý, nh vậy khá phức tạp cho công tác theo dõi và kiểm tra của kế toán. Xí nghiệp dịch vụ KHKT không phải là ngoại lệ, nhìn vào cơ cấu TSCĐ của Xí nghiệp, những tài sản kể trên nh điện thoại di động, máy bộ đàm ... vẫn đ- ợc xếp vào danh sách các TSCĐ của Xí nghiệp.
Với các loại hình và qua mô doanh nghiệp ngày càng đa dạng, cũng nh sự biến động thờng xuyên của giá cả thị trờng, việc đặt ra giới hạn quá cụ thể nh vậy lại trở nên không phù hợp. Bởi vậy tiêu chuẩn nhận biết về mặt giá trị TSCĐ cần nghiên cứu để sớm điều chỉnh cho phù hợp. Hoặc tiêu chuẩn về giá trị cần đợc điều chỉnh tăng lên cho phù hợp hoặc đặt ra quy định về giá trị TSCĐ theo một tỷ lệ cố định tính trên tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Sự điều chỉnh này sẽ giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế với các nớc trên thế giới.
2. Lập lại sổ chi tiết theo dõi TSCĐ hữu hình
Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, sổ chi tiết theo dõi TSCĐ gồm có sổ chi tiết tài sản theo đơn vị sử dụng và sổ TSCĐ. Kế toán sẽ theo
dõi một cách hệ thống theo từng loại TSCĐ và từng đơn vị sử dụng. Các sổ này phản ánh đợc những biến động về nguyên giá, giá trị hao mòn tính đến khi giảm TSCĐ.
Thực tế tại Xí nghiệp dịch vụ KHKT, sổ chi tiết theo dõi TSCĐ không đ- ợc lập theo mẫu của Bộ Tài chính. Số chi tiết theo dõi TSCĐ của Xí nghiệp đợc lập dới dạng Bảng danh sách tài sản cố định. Bảng này đợc xem nh sổ chi tiết để theo dõi toàn bộ TSCĐ cũng nh nơi sử dụng tài sản tại Xí nghiệp. Rõ ràng, việc kết hợp trên cùng một sổ TSCĐ nh vậy chỉ phù hợp khi số lợng TSCĐ không nhiều và tài sản có tính chuyên dùng theo bộ phận. Trong thời gian gần đây, do khối lợng công việc tăng nhanh, ban lãnh đạo Xí nghiệp đã chủ trơng đầu t nhiều loại TSCĐ, số lợng tài sản tăng nên khá nhiều. Bởi vậy, để việc quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn, Xí nghiệp nên lập thành hai loại sổ TSCĐ nh sau:
+ Sổ TSCĐ cho tất cả các TSCĐ trong Xí nghiệp vẫn nh mẫu Bảng danh sách TSCĐ
+ Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng, mỗi đơn vị một quyển
Mặt khác, hiện nay tại Xí nghiệp sổ cái và sổ chi tiết các TK 211, TK 214 có kế cấu giống nhau. Vì vậy để thuận tiện cho việc theo dõi, dễ hiểu và phân biệt đợc sổ chi tiết và sổ cái, Xí nghiệp nên mở sổ chi tiết TK 211 và TK 214 chi tiết hơn, sổ cái cần chi tổng hợp hơn.