9. Đóng góp mới của đề tài
1.2.1.4. Các mặt biểu hiện của trí tuệ
Sự phát triển trí tuệ của trẻ em được biểu hiện dưới các chỉ số sau đây:
* Tốc độ định hướng trí tuệ (nhanh trí)
Chỉ số này biểu hiện khi giải quyết các nhiệm vụ, bài tập, tình huống … không giống với bài tập mẫu, nhiệm vụ, tình huống quen thuộc. Những học sinh đạt được chỉ số này bao giờ cũng tìm thấy lời giải thích hợp lý và sáng tạo cho bài tập đặt ra chứ không bị lệ thuộc theo khuôn mẫu có sẵn.
* Tốc độ khái quát hoá
Tốc độ này được xác định bởi số lần luyện tập cần thiết theo cùng một kiểu để hình thành một hành động khái quát. Học sinh có tốc độ khái quát hoá nhanh là em có khả năng nhanh chóng nhận ra được một loạt các bài tập cùng chung một dạng, từ đó có thể tìm thấy phương pháp giải nó một cách khái quát.
* Tính sáng tạo của tư duy - Tính tiết kiệm của tư duy
Chỉ số này được xác định bởi số lần các lập luận cần và đủ để đi đến kết quả, đáp số, mục đích. Những học sinh khai thác đầy đủ các thông tin chứa đựng trong điều kiện của bài tập và thường xuyên kiểm tra hành động của mình, nên con đường đi đến việc giải quyết được vấn đề trở nên nhanh gọn, hợp lý và chính xác. Còn nếu như những học sinh phân tích các dữ kiện của bài toán một cách sơ sài, không đầy đủ sẽ dẫn đến giải quyết bài toán thường gặp khó khăn phải lặp đi lặp lại, ít tiết kiệm đôi khi phải cần sự trợ giúp.
- Tính phê phán của trí tuệ:
Chỉ số này thể hiện ở việc học sinh không đi theo đường mòn, không vừa lòng với kết quả đạt được, không cả tin và hay lật ngược vấn đề.
* Tính mềm dẻo của trí tuệ
Chỉ số này thể hiện ở sự dễ dàng hay khó khăn trong việc xây dựng lại hoạt động cho thích hợp với những biến đổi của điều kiện. Tính mềm dẻo của trí tuệ thường được bộc lộ ở các kỹ năng sau:
- Kỹ năng xác lập sự phụ thuộc giữa các dấu hiệu của các thuộc tính và quan hệ sự vật hiện tượng theo trật tự khác ngược với hướng và trật tự đã nghiên cứu.
- Kỹ năng đề cập đến cùng một sự vật hiện tượng nhưng theo những quan điểm khác nhau, kỹ năng phát hiện dấu hiệu bản chất và không bản chất.
- Trình độ phát triển và sự tương ứng giữa thành phần tư duy trực quan hình tượng và tư duy lý luận khái quát.