Cơ sở của thực nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã bến tre (Trang 55 - 56)

9. Đóng góp mới của đề tài

2.2.3.1. Cơ sở của thực nghiệm

Qua khảo sát thực tế của chúng tôi ở các trường THCS thuộc vùng nông thôn, giáo viên chưa chú trọng đến việc phát triển trí tuệ của học sinh trong dạy học, mà họ chỉ quan tâm đến kết quả học tập của học sinh được tính bằng điểm số, nhiều giáo viên chỉ căn cứ vào sách giáo khoa được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, nghiên cứu nội dung trong sách và chuyển tải hết cho học sinh là đạt hiệu quả. Một số giáo viên cũng rất tâm huyết suy nghĩ, đầu tư cho giờ dạy của mình nhằm phát triển trí tuệ cho học sinh, nhưng thực tế số này không nhiều. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao mức độ trí tuệ của học sinh thông qua việc “khai thác khả năng khái quát hóa của học sinh trong việc giải bài

Lý do chúng tôi chọn phương pháp tác động sư phạm vì:

- Qua khảo sát dự giờ trực tiếp của một số giáo viên ở lớp 6, chúng tôi phát hiện giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải bài tập trên lớp chỉ thuần túy theo sách hướng dẫn dành cho giáo viên có sẵn, một cách rập khuôn máy móc, không mở rộng nhiều cách giải.

- Học sinh lớp 6, lớp đầu cấp của bậc THCS, các em cần có khả năng khái quát hóa cao để giải quyết các yêu cầu của chương trình học, khả năng tách được những đặc điểm bản chất của đối tượng trong quá trình thực hiện hành động.

- Thực tế, một số em học sinh có xu hướng vượt ra ngoài phạm vi quy định giải bài tập theo sách hướng dẫn, đồng thời, các em còn mở rộng các bài tập đã học thành các bài tập mang tính tổng quát hơn.

- Giáo viên lên lớp còn thụ động trong việc sử dụng phương tiện dạy học cũng như dụng cụ trực quan, làm hạn chế sự phát triển trí tuệ của học sinh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã bến tre (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)