Nghiên cứu thực trạng mức độ trí tuệ của học sinh lớp 6

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã bến tre (Trang 49)

9. Đóng góp mới của đề tài

2.2.2.Nghiên cứu thực trạng mức độ trí tuệ của học sinh lớp 6

2.2.2.1. Mục đích: Tìm hiểu thực trạng mức độ trí tuệ của học sinh

lớp 6-TXBT.

2.2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu

- Số lượng mẫu nghiên cứu chúng tôi chọn ở hai trường: Trường THCS Vĩnh Phúc – TXBT nằm ở ngoại ô Thị xã và Trường THCS TXBT nằm trong nội ô Thị xã. Tất cả là 313 học sinh.

- Các khách thể nghiên cứu nhằm mục đích đo lường mức độ trí tuệ của học sinh lớp 6, thị xã Bến Tre, sự ảnh hưởng của giới tính, môi trường đến mức độ phát triển trí tuệ của học sinh, mối tương quan giữa học lực và mức độ trí tuệ.

- Trường THCS thị xã là một trong những trường trọng điểm của thị xã Bến Tre, có lịch sử lâu dài, được nằm ngay trên vị trí trung tâm thị xã, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất được đầu tư đúng tiêu chuẩn của bậc học THCS, học sinh của trường đa số có cuộc sống ổn định, phụ huynh học sinh nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục. Trong năm 2005 nhà trường được đón nhận huân chương lao động hạng nhì của Chủ tịch nước phong tặng. Vì vậy học sinh trường THCS thị xã có những điều kiện thuận lợi để phát triển trong quá trình học tập.

- Trường THCS Vĩnh Phúc là trường được sáp nhập lại từ trường THCS Vĩnh Phúc và trường THCS Phú Khương, được xây dựng theo tiêu chuẩn của trường THCS do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Vị trí của trường nằm ngoại ô thị xã Bến Tre cách trung tâm thị xã Bến Tre 5Km. Nhà trường được hợp nhất hai trường lại vào năm 2004 nên đội ngũ giáo viên có

nhiều năm kinh nghiệm nhưng không đồng bộ, trang thiết bị của nhà trường được trang bị hiện đại, nhiều phòng vi tính, thí nghiệm, phòng chiếu phục vụ giảng dạy rất tốt. Tuy nhiên nhà trường ở ngoại ô thị xã nên học sinh gặp nhiều khó khăn, vừa đi học phải vừa phụ giúp gia đình của công việc đồng án, phụ huynh học sinh đa số là nông dân nên việc quan tâm đến giáo dục cũng bị hạn chế, cũng như việc chăm sóc con em trong học tập cũng rất ít. Như vậy các em học sinh của trường THCS Vĩnh Phúc cũng gặp nhiều khó khăn trong học tập.

Bảng 2.1: Phân bố của mẫu nghiên cứu thực trạng.

Giới tính Địa bàn cư trú

Nam Nữ Nội ô Ngoại ô

N SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Khách thể Nghiên cứu 313 152 49 161 51 161 51 152 49 SL: Số lượng. TL: Tỉ lệ. TN: Thực nghiệm. ĐC: Đối chứng.

2.2.2.3. Nội dung: Dùng test Raven để đo mức độ trí tuệ của học

sinh lớp 6 – TXBT.

* Nội dung trắc nghiệm Raven:

- Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của Raven là một trắc nghiệm phi ngôn ngữ được dùng để đo các năng lực tư duy trên bình diện rộng nhất bằng cách điền từ vào chỗ trống một khung hình phù hợp.

- Toàn bộ trắc nghiệm gồm 60 bài tập, chia thành 5 loạt A, B, C, D, E mỗi loạt 12 bài tập. Mỗi loạt đều được bắt đầu từ bài tập dễ, kết thúc bằng bài tập phức tạp nhất. Những nhiệm vụ từ loạt này đến loạt kia cũng được phức tạp hóa dần dần.

Năm loạt trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của Raven được cấu tạo theo những nguyên tắc sau:

Loạt A: Tính liên tục, tính trọn vẹn của cấu trúc. Loạt B: Sự giống nhau giữa các cặp hình.

Loạt C: Những thay đổi tiếp diễn trong các cấu trúc. Loạt D: Sự đổi chỗ của các hình.

Loạt E: Sự phân giải các hình thành các bộ phận cấu thành.

Loạt A yêu cầu nghiệm thể phải phân biệt các yếu tố cơ bản của cấu trúc và vạch ra mối liên hệ giữa chúng. Sau đó đồng nhất hóa phần còn thiếu của cấu trúc và chiếu phần đó với các mẫu trong bài tập. Loạt này có khả năng đo tri giác khái quát của nghiệm thể.

Loạt B được xây dựng trên cơ sở tìm ra sự giống nhau giữa hai cặp hình. Vì thế nghiệm thể phải vạch ra nguyên tắc đó bằng cách phân biệt dần dần các yếu tố, loạt B có thể giúp chúng ta đo khả năng phân tích trong tư duy để tìm mối quan hệ giống và tương đồng của các sự vật hiện tượng.

Loạt C chứa đựng các thay đổi của các hình phù hợp với nguyên tắc phát triển, phong phú hóa không ngừng theo chiều ngang hoặc theo chiều thẳng đứng. Ở loạt C, chúng ta có thể đo đạc được khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa để suy diễn ra một logic, tức là tư duy theo kiểu toán học.

Loạt D cấu tạo theo nguyên tắc đổi chỗ các hình trong khuôn theo hướng ngang và dọc.

Loạt E bao gồm những bài tập mà muốn giải được nghiệm thể phải có hoạt động tư duy phân tích - tổng hợp.

* Cách tiến hành trắc nghiệm:

- Nghiệm viên phát cho mỗi em một bộ test và 1 phiếu trả lời và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin vào phiếu trả lời đó.

- Nghiệm viên hướng dẫn một cách chi tiết cách thức tiến hành trắc nghiệm. + Hết thời gian, nghiệm viên thu bộ test và phiếu trả lời của học sinh. Chú ý:

+ Thời gian tiến hành trong 60 phút.

+ Không hướng dẫn thêm khi các em đang làm, chỉ khuyến khích để các em làm với tốc độ càng nhanh càng tốt. Tránh sao chép bài của bạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách đánh giá: Tính điểm cho từng phiếu trả lời bằng bảng đục lỗ. (Xem phụ lục 4)

* Chúng tôi sử dụng Test Raven vì:

- Tính khách quan và khả năng loại trừ cao các khác biệt về văn hóa – xã hội của các khách thể nghiên cứu ở các quốc gia, dân tộc, ở cùng một quốc gia, dân tộc.

- Kỹ thuật làm Test đơn giản.

- Tốn ít thời gian và có thể nghiên cứu trên nhiều khách thể cùng lúc - Nhiều nước sử dụng đã có kết quả.

- Trắc nghiệm mang tính hấp dẫn đối với trẻ. - Độ chính xác cao, độ tin cậy lớn.

2.2.2.4. Phương pháp thực hiện:

- Chúng tôi thực hiện trắc nghiệm Raven ở hai trường khác nhau, Trường THCS Thị xã nằm trong nội ô thị xã Bến Tre. Trường THCS Vĩnh Phúc nằm ở ngoại ô thị xã Bến Tre. Mỗi trường chúng tôi chọn 4 lớp ngẫu nhiên để khảo sát.

Quy trình thực hiện được tiến hành như sau:

- Giới thiệu mục đích, nội dung, ý nghĩa và các yêu cầu của trắc nghiệm. - Hướng dẫn học sinh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, trường lớp và ngày tiến hành trắc nghiệm. Sau đó hướng dẫn các em một cách chi tiết những công việc mà các em phải làm trắc nghiệm.

- Sau khi các nghiệm thể đã hiểu rõ các yêu cầu, chúng tôi cho tiến hành trắc nghiệm.

Trong quá trình học sinh làm trắc nghiệm chúng tôi theo dõi tính trung thực của học sinh và theo dõi thời gian làm bài (xem phụ lục 3).

* Xử lý kết quả trắc nghiệm trí tuệ:

- Đầu tiên chúng tôi tiến hành chấm từng phiếu trắc nghiệm. Mỗi bài tập đúng được tính 1 điểm. Điểm tối đa cho toàn bộ bài trắc nghiệm là 60 điểm. Sau đó tính tổng số điểm của từng nghiệm thể.

- Kiểm tra độ tin cậy. Việc tính chỉ số biến thiên là một yếu tố rất quan trọng trong việc nghiên cứu bằng phương pháp Raven. Chỉ số này được xác định trên cơ sở đối chiếu các kết quả của từng loạt với sự phân phối kỳ vọng của các kết quả đó. Ví dụ: Trong nghiên cứu, chúng ta thu được những kết quả tính bằng điểm của mỗi loạt như sau: A = 10, B = 7, C = 12, D = 8, E = 8. Ta sẽ có kết quả chung là 45 điểm. Sự phân phối kỳ

vọng theo bảng đối với 45 điểm sẽ là: A = 11, B = 10, C = 10, D = 9, E = 5. Sau khi tính toán sự chênh lệch (không kể dấu), chúng ta sẽ thu được chỉ số biến thiên, trong trường hợp này là 10.

Đối chiếu với “bảng phân phối kỳ vọng” cùng với từng độ tuổi, phiếu sử dụng được phải đảm bảo được hai điều kiện:

- Độ chênh lệch giữa kết quả thu được của nghiệm thể và kết quả trong bảng kỳ vọng ở mỗi set phải ≤2 đơn vị

- Độ lệch tổng giữa các set của nghiệm thể của bảng kỳ vọng phải ≤ /6/. - Các kết quả sau khi đã kiểm tra độ tin cậy được xử lý để tính toán mức độ trí tuệ theo thang điểm bách phân và phân loại mức độ trí tuệ của test Raven.

* Mức độ:

- Mức độ 1: loại có trí tuệ cao, nếu điểm tổng của một cá nhân nằm trong khoảng 95% và trên 95% số người cùng nhóm tuổi.

- Mức độ 2: trên mức trung bình về khả năng trí tuệ, nếu điểm tổng của một người nằm trong khoảng từ 75% đến hơn 75%.

- Mức độ 3: “Trí tuệ trung bình”, nếu điểm tổng của người đó nằm giữa khoảng 25% đến 75%.

3+, nếu điểm của người đó nằm trên 50%. 3-, nếu điểm nhỏ hơn 50%.

- Mức độ 4: “Rõ ràng dưới mức trung bình về khả năng trí tuệ” nếu điểm của một người nằm dưới 25%.

- Mức độ 5: “Thiểu năng trí tuệ” nếu điểm của cá nhân đó nằm ở khoảng 5% và dưới 5% cùng nhóm tuổi.

Bảng 2.2. Phân phối mức độ trí tuệ của Test Raven.

Mức độ Điểm bách phân

Mức 1 rất tốt 95 và cao hơn Mức 2 tốt 75 và cao hơn Mức 3 trung bình Trên 25 và dưới 75 Mức 4 yếu 25 và thấp hơn Mức 5 rất yếu 5 và thấp hơn

2.2.3. Thực nghiệm sư phạm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.1. Cơ sở của thực nghiệm

Qua khảo sát thực tế của chúng tôi ở các trường THCS thuộc vùng nông thôn, giáo viên chưa chú trọng đến việc phát triển trí tuệ của học sinh trong dạy học, mà họ chỉ quan tâm đến kết quả học tập của học sinh được tính bằng điểm số, nhiều giáo viên chỉ căn cứ vào sách giáo khoa được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, nghiên cứu nội dung trong sách và chuyển tải hết cho học sinh là đạt hiệu quả. Một số giáo viên cũng rất tâm huyết suy nghĩ, đầu tư cho giờ dạy của mình nhằm phát triển trí tuệ cho học sinh, nhưng thực tế số này không nhiều. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao mức độ trí tuệ của học sinh thông qua việc “khai thác khả năng khái quát hóa của học sinh trong việc giải bài

Lý do chúng tôi chọn phương pháp tác động sư phạm vì:

- Qua khảo sát dự giờ trực tiếp của một số giáo viên ở lớp 6, chúng tôi phát hiện giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải bài tập trên lớp chỉ thuần túy theo sách hướng dẫn dành cho giáo viên có sẵn, một cách rập khuôn máy móc, không mở rộng nhiều cách giải.

- Học sinh lớp 6, lớp đầu cấp của bậc THCS, các em cần có khả năng khái quát hóa cao để giải quyết các yêu cầu của chương trình học, khả năng tách được những đặc điểm bản chất của đối tượng trong quá trình thực hiện hành động.

- Thực tế, một số em học sinh có xu hướng vượt ra ngoài phạm vi quy định giải bài tập theo sách hướng dẫn, đồng thời, các em còn mở rộng các bài tập đã học thành các bài tập mang tính tổng quát hơn.

- Giáo viên lên lớp còn thụ động trong việc sử dụng phương tiện dạy học cũng như dụng cụ trực quan, làm hạn chế sự phát triển trí tuệ của học sinh.

2.2.3.2. Mục đích thực nghiệm

Nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của phương pháp thực nghiệm sư phạm trong việc nâng cao mức độ trí tuệ cho học sinh lớp 6.

2.2.3.3. Khách thể thực nghiệm

- Khách thể nghiên cứu để xác định tính khả thi của thực nghiệm sư phạm bao gồm học sinh lớp 610 (lớp đối chứng) và lớp 67 (lớp thực nghiệm) của trường THCS Thị xã Bến Tre.

Chúng tôi chọn trường THCS Thị xã Bến Tre để thực nghiệm vì:

- Trường THCS Thị xã Bến Tre là một trong những trường trọng điểm của ngành giáo dục Thị xã, nhà trường có lịch sử hình thành lâu dài, đội

ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm (gồm 104 giáo viên), trong đó, đã được chuẩn hóa trình độ đại học trên 50% tổng số giáo viên của nhà trường. Trường THCS Thị xã được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Cơ sở vật chất của nhà trường trong những năm gần đây được trang bị tương đối đầy đủ, đặc biệt là dự án THCS đã trang bị cho nhà trường những thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại.

- Chúng tôi tiến hành chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dựa theo nguyên tắc tương ứng 1 – 1. Ở 2 lớp có sự tương đương nhau về số lượng học sinh và kết quả học tập môn toán ở học kỳ I và cùng một giáo viên dạy toán ở 2 lớp này (cũng là một trong những giáo viên dạy giỏi của nhà trường).

- Lớp thực nghiệm được chọn là 67 gồm 47 học sinh. Trong đó, kết quả học tập học kỳ I là: 25 học sinh giỏi, 10 học sinh khá và 12 học sinh trung bình, giáo viên chủ nhiệm là một cô giáo trẻ dạy giỏi, có 3 năm công tác, tốt nghiệp chính quy, được đào tạo cơ bản.

- Lớp đối chứng là lớp 610, gồm có 48 học sinh, trong đó kết quả học tập học kỳ I là: 28 học sinh giỏi, 13 học sinh khá và chỉ có 7 học sinh trung bình, giáo viên chủ nhiệm cũng là cô giáo giỏi, có nhiều kinh nghiệm, đảm nhiệm công tác giảng dạy lâu năm ở trường.

Bảng 2.3: Phân bố mẫu nghiên cứu thực nghiệm.

Giới tính KHÁCH THỂ N Nam Nữ SL TL% SL TL% ĐC 48 22 46 26 54 MẪU THỰC NGHIỆM TN 47 23 50 24 51

2.2.3.4 Nội dung thực nghiệm:

- Chúng tôi chọn 3 tiết dạy bài tập toán để thực nghiệm nhằm điều chỉnh giáo án với mục đích “khai thác khả năng khái quát hóa của học sinh

trong việc giải bài tập toán, kết hợp với giải bài tập theo nhóm trên lớp”.

(xem phụ lục 6, 7, 8).

- Đối với việc giải toán, chúng tôi chú trọng cho học sinh ứng dụng kiến thức đã học với việc khai thác hai hướng của khái quá hóa: khái quát hóa gộp, khái quát trừ để giải các bài tập, nhằm tách ra được những điểm cơ bản cần thiết của đề toán, nhằm giải quyết tối ưu các yêu cầu đặt ra.

- Các bài tập toán có khả năng phát huy năng lực khái quát hóa của học sinh được giáo viên tập trung định hướng vào cách giải theo hai hướng của khái quát hóa.

- Hoạt động dạy và học được dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực học tập của học sinh để giải quyết các bài tập tình huống đòi hỏi phải huy động phối hợp các thao tác của tư duy.

- Riêng ở lớp thực nghiệm chúng tôi còn chú ý đến việc phân chia nhóm trong giờ học một cách hợp lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể hoạt động đồng bộ, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động học.

- Việc đổi mới cách dạy theo biện pháp sư phạm này được sử dụng giảng dạy cho lớp thực nghiệm, còn lớp đối chứng được dạy theo cách cũ (theo sách giáo khoa thuần túy).

DẠY THEO CÁCH CŨ DẠY THEO CÁCH MỚI

- Mục đích - Mục đích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cung cấp bài tập cho học sinh và giới thiệu kiến thức liên quan để giải bài tập

+ Cung cấp bài tập cho học sinh và định hướng cách giải bài tập tối ưu + Học sinh giải bài tập theo tính

toán thuần túy + Học sinh giải bài tập theo hướng khai thác hai dạng của khái quá hóa: khái quát hóa gộp và khái quát hóa trừ.

- Nội dung: Nội dung:

Hệ thống bài tập quen thuộc trong sách giáo khoa mà giáo viên sử dụng nhiều năm

Hệ thống bài tập trong sách giáo

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã bến tre (Trang 49)