Kết quả mức độ trí tuệ của học sinh theo điểm trắc nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã bến tre (Trang 62 - 67)

9. Đóng góp mới của đề tài

3.1.1.1. Kết quả mức độ trí tuệ của học sinh theo điểm trắc nghiệm

nghiệm:

- Để nghiên cứu mức độ trí tuệ của học sinh lớp 6- TXBT, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của Raven để đo lường. Sau khi tiến hành trắc nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Phân phối điểm: Trắc nghiệm của học sinh

Khách thể nghiên cứu (N = 313) X Độ lệch cao nhất Điểm Điểm thấp nhất Thứ bậc Set A 11.23 1.227 12 2 1 Set B 10.10 2.195 12 0 2 Set C 9.19 2.128 12 0 3 Set D 8.04 2.235 11 0 4 Kết quả các loạt câu A, B, C, D, E theo toàn mẫu

Set E 5.61 3.005 12 0 5

Tổng 44.17 8.705 58 9

* Nhận xét:

Từ bảng kết quả cho thấy mức độ trí tuệ của học sinh lớp 6- TXBT được nghiên cứu phân bố không đồng đều

Điểm trung bình trắc nghiệm của học sinh khá cao, từ 40.61 đến 47.53 và điểm trung bình trên mẫu tổng là 44.17, chứng tỏ toàn mẫu nghiên cứu tập trung ở mức trung bình.

- Điểm trung bình giữa các loạt câu nghiên cứu cũng có sự khác biệt rõ nét từ 5.61 đến 11.23, sự chênh lệch này phản ánh đúng độ khó tăng dần của nội dung trắc nghiệm từ Set A đến Set E.

- Điểm trắc nghiệm thấp nhất là 9, điểm cao nhất là 58. Cho thấy sự phân bố về điểm số trắc nghiệm là khá cao, bộc lộ rõ nét mức độ trí tuệ của học sinh được nghiên cứu là tương đối không đồng đều. Xét theo từng loạt nghiên cứu thì điểm trắc nghiệm phản ánh trong từng Set là từ 0 điểm đến 12 điểm, như vậy trong từng Set các em đều có điểm cao nhất và điểm thấp nhất.

- Độ lệch chuẩn của điểm số trắc nghiệm từ 6.430 đến 9.381 điều đó khẳng định sự dao động là khá rộng, chứng tỏ rằng có sự chênh lệch mức độ trí tuệ giữa các khu vực nơi học sinh cư trú. Trong từng Set nghiên cứu độ lệch cũng trãi dài từ 1.227 đến 3.005, thể hiện sự tăng dần tính phức tạp của từng set mà học sinh phải giải quyết.

- Khi xếp thứ bậc, nhìn theo từng set thì set A thứ 1, set B thứ 2, set C thứ 3; set D thứ 4; set E thứ 5 phản ánh đúng tính khả thi của test Raven đối với học sinh lớp 6 trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Nhìn chung, mức độ trí tuệ của học sinh lớp 6 - TXBT đủ đảm bảo cho khả năng học tập của các em.

- Để minh họa cho sự phân phối điểm trắc nghiệm của học sinh, chúng tôi trình bày biểu đồ 1 như sau:

- Biểu đồ 1: Phân phối điểm trắc nghiệm: 60 50 40 30 20 10 0 TONG DIEM 60 50 40 30 20 10 0 F re que nc y Mean = 44.17 Std. Dev. = 8.705 N = 313

Nhìn trên biểu đồ ta thấy điểm số trắc nghiệm của học sinh được nghiên cứu tập trung vào mức điểm từ 40 đến 51 điểm, chứng tỏ là đa số học sinh có mức độ trí tuệ trung bình, số lượng học sinh có mức độ trí tuệ cao không nhiều, và học sinh có mức độ trí tuệ “thiếu năng trí tuệ” chiếm tỉ lệ cũng ít, cả hai mức độ này xuất hiện dưới tần suất không nhiều

3.1.1.2. Phân tích sự phân phối mức độ trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã Bến Tre:

- Để phân chia mức độ trí tuệ của học sinh được nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân mức trí tuệ của học sinh thành 5 mức theo độ bách phân trong trắc nghiệm Raven (1960). Chúng tôi có được cơ sở phân chia tổng điểm thành các mức độ trí tuệ, căn cứ vào đó để phân phối từng mức độ trí tuệ theo tần suất và tỉ lệ từ đó định lượng từng mức độ một cách khoa học và khách quan cho quá trình đánh giá về kết quả trắc nghiệm.

TỔNG ĐIỂM N 313 Độ bách phân 5 27.00 25 40.00 50 46.00 75 51.00 95 55.00

- Mức độ trí tuệ của học sinh có sự khác biệt về điểm trắc nghiệm, đồng thời bộc lộ rõ trong thang phân mức trí tuệ theo độ bách phân gồm 5 mức như sau:

Bảng 3.2. Phân tích mức độ trí tuệ (theo độ bách phân)

Mức độ trí tuệ Tần số Tỉ lệ % Mức 1 (≥ 95%) 16 5.1 Mức 2 (75% đến < 95%) 63 20.1 Mức 3 (25% đến < 75%) 163 52.1 Mức 4 (> 5% đến 25%) 57 18.2 Mức 5 (≤ 5%) 14 4.5 N 313 100.0

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy học sinh có mức độ trí tuệ trung bình (mức 3) xuất hiện với tần suất rất cao là 163 đạt tỉ lệ là 52.1%, điều này chứng tỏ toàn mẫu khảo sát thì đa số học sinh đạt mức độ trí tuệ trung bình trở lên. Ở mức độ trí tuệ rất cao chỉ có tần suất là 16 với tỉ lệ 5,1% và mức

trí tuệ kém chỉ có tần suất là 14 với tỉ lệ 4.5%. Như vậy số lượng học sinh có trí tuệ vượt trội và thấp kém là rất ít. Sự phân phối mức độ trí tuệ của học sinh được nghiên cứu phản ánh qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2: Biểu đồ phân phối mức độ trí tuệ của học sinh lớp 6- TXBT

6 5 4 3 2 1 0

MUC TRI TUE

200 150 100 50 0 Frequency Mean = 2.97 Std. Dev. = 0.876 N = 313

Qua biểu đồ cho thấy:

- Phân phối mức độ trí tuệ của họ sinh lớp 6 TXBT có xu hướng phù hợp với phân phối chuẩn

* Nhận xét chung:

- Qua số liệu nghiên cứu thu nhận được chúng tôi có thể đưa đến nhận xét sau:

1. Trí tuệ học sinh lớp 6-TXBT phát triển tương đối không đồng đều, đa số là ở mức trung bình, cho thấy rằng trí tuệ của học sinh đảm bảo đủ điều kiện học tập một cách bình thường

2. Mức độ trí tuệ ở mức rất cao và yếu kém chiếm số lượng rất ít, trong đó tỉ lệ học sinh có mức độ “thiểu năng trí tuệ” là ít nhất

3. Có sự khác biệt, thứ bậc giữa các set trong kết quả bài làm của học sinh là phù hợp với độ khó tăng dần của trắc nghiệm.

4. Phân phối mức độ trí tuệ của học sinh lớp 6 TXBT có xu hướng phù hợp với phân phối chuẩn

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã bến tre (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)