9. Đóng góp mới của đề tài
2.2.3.4. Nội dung thực nghiệm
- Chúng tôi chọn 3 tiết dạy bài tập toán để thực nghiệm nhằm điều chỉnh giáo án với mục đích “khai thác khả năng khái quát hóa của học sinh
trong việc giải bài tập toán, kết hợp với giải bài tập theo nhóm trên lớp”.
(xem phụ lục 6, 7, 8).
- Đối với việc giải toán, chúng tôi chú trọng cho học sinh ứng dụng kiến thức đã học với việc khai thác hai hướng của khái quá hóa: khái quát hóa gộp, khái quát trừ để giải các bài tập, nhằm tách ra được những điểm cơ bản cần thiết của đề toán, nhằm giải quyết tối ưu các yêu cầu đặt ra.
- Các bài tập toán có khả năng phát huy năng lực khái quát hóa của học sinh được giáo viên tập trung định hướng vào cách giải theo hai hướng của khái quát hóa.
- Hoạt động dạy và học được dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực học tập của học sinh để giải quyết các bài tập tình huống đòi hỏi phải huy động phối hợp các thao tác của tư duy.
- Riêng ở lớp thực nghiệm chúng tôi còn chú ý đến việc phân chia nhóm trong giờ học một cách hợp lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể hoạt động đồng bộ, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động học.
- Việc đổi mới cách dạy theo biện pháp sư phạm này được sử dụng giảng dạy cho lớp thực nghiệm, còn lớp đối chứng được dạy theo cách cũ (theo sách giáo khoa thuần túy).
DẠY THEO CÁCH CŨ DẠY THEO CÁCH MỚI
- Mục đích - Mục đích:
+ Cung cấp bài tập cho học sinh và giới thiệu kiến thức liên quan để giải bài tập
+ Cung cấp bài tập cho học sinh và định hướng cách giải bài tập tối ưu + Học sinh giải bài tập theo tính
toán thuần túy + Học sinh giải bài tập theo hướng khai thác hai dạng của khái quá hóa: khái quát hóa gộp và khái quát hóa trừ.
- Nội dung: Nội dung:
Hệ thống bài tập quen thuộc trong sách giáo khoa mà giáo viên sử dụng nhiều năm
Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa được chọn lọc mang tính khái quá hóa cao
- Phương pháp: - Phương pháp:
Giáo viên giới thiệu nội dung bài tập và yêu cầu cần thiết, học sinh giải bài tập theo công thức có sẵn với các phép tính đã học
- Giáo viên giảng, trò nghe, giáo viên ra bài, trò làm bài, rồi sách có bài giải sẵn, bài mẫu,… (tất cả đều cố khuôn người học vào nếp cũ, đường mòn
+ Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh khai thác cách giải bằng khả năng khái quá hóa để giải được bài toán nhanh gọn chính xác
+ Định hướng cho các em tìm những số giống nhau nằm trong bản thân các số khác nhau (nhằm nâng cao mức độ khái quát hóa) để phục vụ cho đề bài.
+ Thay bài toán đã cho bằng bài toán tương đương
- Hình thức tổ chức: - Hình thức tổ chức: Giáo viên sử dụng hình thức lớp –
bài một cách bình thường - Giáo viên sử dụng hình thức lớp – bài, kết hợp với hoạt động theo nhóm để có sự tập trung trí tuệ đa dạng và có nhiều cách giải được đưa ra.