Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã bến tre (Trang 53 - 55)

9. Đóng góp mới của đề tài

2.2.2.4.Phương pháp thực hiện

- Chúng tôi thực hiện trắc nghiệm Raven ở hai trường khác nhau, Trường THCS Thị xã nằm trong nội ô thị xã Bến Tre. Trường THCS Vĩnh Phúc nằm ở ngoại ô thị xã Bến Tre. Mỗi trường chúng tôi chọn 4 lớp ngẫu nhiên để khảo sát.

Quy trình thực hiện được tiến hành như sau:

- Giới thiệu mục đích, nội dung, ý nghĩa và các yêu cầu của trắc nghiệm. - Hướng dẫn học sinh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, trường lớp và ngày tiến hành trắc nghiệm. Sau đó hướng dẫn các em một cách chi tiết những công việc mà các em phải làm trắc nghiệm.

- Sau khi các nghiệm thể đã hiểu rõ các yêu cầu, chúng tôi cho tiến hành trắc nghiệm.

Trong quá trình học sinh làm trắc nghiệm chúng tôi theo dõi tính trung thực của học sinh và theo dõi thời gian làm bài (xem phụ lục 3).

* Xử lý kết quả trắc nghiệm trí tuệ:

- Đầu tiên chúng tôi tiến hành chấm từng phiếu trắc nghiệm. Mỗi bài tập đúng được tính 1 điểm. Điểm tối đa cho toàn bộ bài trắc nghiệm là 60 điểm. Sau đó tính tổng số điểm của từng nghiệm thể.

- Kiểm tra độ tin cậy. Việc tính chỉ số biến thiên là một yếu tố rất quan trọng trong việc nghiên cứu bằng phương pháp Raven. Chỉ số này được xác định trên cơ sở đối chiếu các kết quả của từng loạt với sự phân phối kỳ vọng của các kết quả đó. Ví dụ: Trong nghiên cứu, chúng ta thu được những kết quả tính bằng điểm của mỗi loạt như sau: A = 10, B = 7, C = 12, D = 8, E = 8. Ta sẽ có kết quả chung là 45 điểm. Sự phân phối kỳ

vọng theo bảng đối với 45 điểm sẽ là: A = 11, B = 10, C = 10, D = 9, E = 5. Sau khi tính toán sự chênh lệch (không kể dấu), chúng ta sẽ thu được chỉ số biến thiên, trong trường hợp này là 10.

Đối chiếu với “bảng phân phối kỳ vọng” cùng với từng độ tuổi, phiếu sử dụng được phải đảm bảo được hai điều kiện:

- Độ chênh lệch giữa kết quả thu được của nghiệm thể và kết quả trong bảng kỳ vọng ở mỗi set phải ≤2 đơn vị

- Độ lệch tổng giữa các set của nghiệm thể của bảng kỳ vọng phải ≤ /6/. - Các kết quả sau khi đã kiểm tra độ tin cậy được xử lý để tính toán mức độ trí tuệ theo thang điểm bách phân và phân loại mức độ trí tuệ của test Raven.

* Mức độ:

- Mức độ 1: loại có trí tuệ cao, nếu điểm tổng của một cá nhân nằm trong khoảng 95% và trên 95% số người cùng nhóm tuổi.

- Mức độ 2: trên mức trung bình về khả năng trí tuệ, nếu điểm tổng của một người nằm trong khoảng từ 75% đến hơn 75%.

- Mức độ 3: “Trí tuệ trung bình”, nếu điểm tổng của người đó nằm giữa khoảng 25% đến 75%.

3+, nếu điểm của người đó nằm trên 50%. 3-, nếu điểm nhỏ hơn 50%.

- Mức độ 4: “Rõ ràng dưới mức trung bình về khả năng trí tuệ” nếu điểm của một người nằm dưới 25%.

- Mức độ 5: “Thiểu năng trí tuệ” nếu điểm của cá nhân đó nằm ở khoảng 5% và dưới 5% cùng nhóm tuổi.

Bảng 2.2. Phân phối mức độ trí tuệ của Test Raven.

Mức độ Điểm bách phân

Mức 1 rất tốt 95 và cao hơn Mức 2 tốt 75 và cao hơn Mức 3 trung bình Trên 25 và dưới 75 Mức 4 yếu 25 và thấp hơn Mức 5 rất yếu 5 và thấp hơn

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã bến tre (Trang 53 - 55)