0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tổ chức bộ máy và điều hành

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỂU LUẬN: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM PDF (Trang 31 -46 )

Ra đời và được tiếp cận ngay với nền kinh tế thị trường, sau gần 20 năm hoạt động vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đến nay bộ máy tổ chức của Sở giao dịch đã Ra đời và được tiếp cận ngay với nền kinh tế thị trường, sau gần 20 năm hoạt động vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đến nay bộ máy tổ chức của Sở giao dịch I đã khá hoàn chỉnh với 16 phòng ban, tổng số hơn 140 cán bộ công nhân viên được bố trí theo sơ đồ sau:

Giám Đốc Phó Giám Đốc HCNS TD QLRR Phòng SWIFT NV & KHTH KDNT QLKD V TTQT KT,KS NB NH ĐL DV KH KT NB KT NQ TTNV &DV DT DV & Marketi ng

- Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mợi hoạt động, kinh

doanh của SGD, Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình đúng quy định của pháp luật và quy định của NHNNo & PTNT VN.

- Giám đốc phân công, ủy thác cho các Phó giám đốc, Trưởng phòng nghiệp vụ, giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm về sự phân công ủy quyền của mình.

Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban:

*. Phòng hành chính nhân sự ( HCNS )

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Sở giao dịch và có trách nhiệm thường cuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt.

- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ. Trực tiếp làm Thư ký tổng hợp cho Giám đốc.

- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoặt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Sở giao dịch.

- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan.

- Đầu mối liên hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương.

- Lưu trữ các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Phân tích đánh giá văn bản pháp luật liên quan hoạt động tại Sở giao dịch

- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại Sở giao dịch. - Trực tiếp quản lý con dấu của Sở giao dịch; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Sở giao dịch.

- Thực hiện công tác mua sắm. sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng…

- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá-tinh thần của cán bộ, nhân viên và thăm hỏi khi họ ốm, đau, hiếu, hỷ.

- Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn thuộc Sở giao dịch.

- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể.

- Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.

- Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên thẩm quyền của Giám đốc.

- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Sở giao dịch quản lý và hoàn tất hồ sơ chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng.

- Thực hiện công rác thi đua, khen thưởng - Chấp hành công tác báo cáo thống kê

- Thực hiên các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

*.Phòng tín dụng(TD)

- Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tún dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng kéo kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ , xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và quy trình tín dụng(tiếp thị, tìm kiếm khách hàng,, dự án, giới thiệu sản phẩm, phân tích thong tin; nhận hồ sơ, xem xét quyết định cho vay theo phân cấp ủy quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay, bảo lãnh; quản lý giải ngân, quản lý kiểm tra sử dụng các khoản vay, theo dõi thu đủ nợ, thu đủ lãi, đến khi tất toán hợp đồng tín dụng) đối với mỗi khách hàng.

- Thực hiện việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu bán các sản phẩm tín dụng dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc toàn diện, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng; phối hợp với các phòng có


liên quan, đề xuất với Giám đốc giải quyết, nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

- Phân tích kinh tế, tài chính theo ngành, nhóm hoặc từng khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục

- Phổ biến gướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định quy trình tín dung, dịch vụ của ngân hàng.

- Quản lý(hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thac…) hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý(thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.

- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo quy trình tín dụng; tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dung, quản lỹ rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phong.

- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

*.Phòng Quản lý rủi ro(QLRR):

- Phối hợp với các phòng kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ, tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tháng, quý, năm về nghiệp vụ kinh doanh vốn và ngoại tệ.

- Phối hợp với các phòng chuyên môn tiến hành tổng hợp, phân tích thông tin về biến động thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước báo cáo cho các cấp lãnh đạo(Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc Sở giao dịch)

- Tham gia các văn bản dự thảo về quy trình nghiệp vụ sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới liê n quan đến quản trị rủi ro trước khi trình giám đốc phê duyệt theo thẩm quyền

- Xây dựng hệ thống hạnh mức(trạng thái ngoại tệ; hạn mức lỗ ngày,tháng, năm; hạn mức giao dịch với các đối tác…) áp dụng cho các hoạt động kinh doanh vốn và kinh doanh ngoại tệ nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hạn mức, việc chấp hành các quy định, quy trình nghiệp vụ của các hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch với Bna giám đốc và Phòng Liểm tra, Kiểm soát nội bộ.

- Tổng hợp báo cáo chuyên đề, báo cáo thống kê theo quy định - Thực hiện các nhiệm vụ khác di Giám đốc giao.

*.Phòng SWIFT:

- Phối hợp với các phòng kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ, tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tháng, quý, năm về nghiệp vụ kinh doanh vốn và ngoại tệ.

- Làm đầu mối quan hệ đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan tới SWIFT.

- Thiết lập, quản lý và sử dụng hệ thống mật mã nội bộ phục vụ yêu cầu xác thực giao dịch thanh toán quốc tế giữa các chi nhánh với Sở giao dịch.

- Xử lý chuyển tiếp các điện giao dịch vủa các chi nhánh trong hệ thống, các bộ phận liên quan tại Sở giao dịch và các bộ phận khác tại Trụ sở chính qua hệ thống SWIFT, IPCAS và Telex theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp

- Kiểm tra kỹ thuật các điện giao dịch thanh toán quốc tế do chi nhánh gửi đi và ngân hàng nước ngoài gửi đến theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp

- Quản lý và giám sát việc thực hiện các hạn mức của các chi nhanh liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế thực hiện qua SWIFT theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp.

- Thực hiện soạn thảo và chuyển tiếp điện cho các chi nhánh chưa nối mạng thanh toán quốc tế trực tiếp qua hệ thống SWIFT

- Thực hiện tra soát với các ngân hàng nước ngoài đối với các điện thanh toán quốc tế nhận từ ngoài hệ thống không có thông tin rõ ràng để xử lý chuyển tiếp.

- Tổng hợp điện phí của tất cả các chi nhánh tham gia thanh toán quốc tế. - Tham gia đào tạo, hướng dẫn các chi nhánh thực hành kỹ thuật điện thanh toán quốc thế qua hệ thống SWIFT.

- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

*.Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp( NV&KHTH )

- Tổ chức nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối tác kinh doanh để hoạch định chiến lược kinh doanh. Xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh theo định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về ký hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy đinh. Tham mưu cho Giám đốc điều hành nguồn vốn, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn và giải pháp phát triển nguồn vốn.

- Đầu mối, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp

- Cân đối điều hòa ngoại tệ mặt

- Đầu mối quản lý thong tin(thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoach, thong tin kinh tế, thong tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thong tin về nguồn vốn và huy động vốn, thong tin khách hàng theo quy định.

- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ(rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn…)

- Tổng hợp, phân tích đánh giá kết hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thao các báo cáo sơ kết, tổng kết

- Tổng hợp, báo cáo chuyên để theo quy đinh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

*. Phòng kinh doanh ngoại tệ (KDNT):

Phòng kinh doanh ngoại tệ có nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Theo dõi diễn biến tỷ giá trên thị trường trong và ngoài nước để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Sở Giao dịch trong điều hành hoạt động mua bán ngoại tệ.

- Thực hiện chính sách tỷ giá, quản lý trạng thái ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.

- Lập hệ thống tỷ giá mua bán ngoại tệ, tư vấn cho các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp xác định tỷ giá cạnh trnah với các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn.

- Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường liên Ngân hàng trong nước và quốc tế.

- Thực hiện mua bán ngoại tệ: giao ngay, ký hạn, hoán đổi, quyền mua bán ngoại tệ, quyền chọn và các dịch vụ ngoại hối khác theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và các quy định của Ngân hàng Nông nghiệp đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng…. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, của các chi nhánh và nhu cầu chuyển đổi vốn đầu cơ kinh doanh.

- Theo dõi, xử lý trạng thái ngoại tệ của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và biến động của thị trường.

- Chấp hành chế độ báo cáo các hệ thống kê theo quy định - Thực hiên các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

- Theo dõi diễn biến về lãi suất và tính hình vốn trên thị trường, của hệ thống để kịp thời tham mưu cho giám đốc trong điều hành hoạt động quản lý, kinh doanh vốn.

- Thực hiện quy trình nghiệp vụ về: quản lý và kinh doanh vốn, dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nông nghiệp tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình vốn trên tài khoản tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp tại các Ngân hàng, cập nhật nhu cầu thanh toán của toàn hệ thống, thực hiện điều chuyển vốn giữa các tài khoản đảm bảo cân đối vốn thanh toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn.

- Thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn( trong và ngoài nước) để đáp ứng nhu cầu thanh toán, kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Tham gia thị trường đấu thầu Tín phiếu kho bạc, nghiệp vụ thị trường mở. Thực hiện mua bán, chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn trên thị trường liên Ngân hàng. Thực hiện các thủ tục vay tái cấp vốn, vay thấu chi, vay cầm cố với Ngân hàng Nhà nước.

- Chấp hành chế độ báo cáo thống kê.

*. Phòng thanh toán quốc tế ( KDNT&TTQT).

Phòng Thanh toán quốc tế có nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng.

- Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng tại Sở giao dịch: thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền, thương lượng bộ chứng từ xuất khẩu, các dịch vụ về bao thanh toán.

- Phát hành các thư bảo lãnh đạo thong lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng Nông nghiệp: Thư tín dụng dự phòng, bảo lãnh ngân hàng, các chứng thư lãnh đạo…

- Thực hiện các giao dịch thanh toán phi mậu dịch cho các cá nhân trong và ngoài nước.

- Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch.

- Tham mưu cho Ban giám đốc về các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ và thanh toán quốc tế

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

*. Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ:

- Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của đơn vị mình theo định kỳ gửi Ban Kiểm tra, Kiểm soát noioij bộ. Hnags tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỂU LUẬN: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM PDF (Trang 31 -46 )

×