Định hướng đào tạo nguồn nhân lực của SGD NHNo & PTNN VN:

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở Giao Dịch – Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam pdf (Trang 89 - 94)

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng cần thiết, phẩm chất đạo đức cho cán bộ nhân viên trong SGD nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của công việc, của cá nhân cán bộ nhân viên và thực tiễn nền kinh tế đặt ra. Do đó một trong những mục tiêu mang tính chiến lược của ban lãnh đạo SGD về công tác này là xác định đúng nhu cầu và mục tiêu đào tạo của SGD trong thời gian tới.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo đặc biệt là đào tạo cán bộ mới, cử cán bộ theo học các lớp đào tạo do Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức. Ngoài ra Sở giao dịch tập trung vào việc đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên về: các nghiệp vụ phân tích tài chính doanh nghiệp, kế toán, kinh doanh ngoại tệ; Marketing, kế hoạch, dự báo…; nhằm nâng cao chuyên môn cho các cán bộ trong thời kì hội nhập với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn trên địa bàn.

- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xây dựng một lực lượng lao động có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn sâu đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại, tâm huyết với sự phát triển bên vững của ngân hàng. Đưa tỉ lệ CBVC có bằng đại học trở lên khoảng 70%.

- Tập trung đào tạo về tiếng anh chuyên ngành, tiếng anh giao tiếp, tin học cơ bản, tin học an ninh mạng bên cạnh công tác đào tạo về các nghiệp vụ chuyên môn, phấn đấu đạt 100% Cán bộ ngân hàng có trình độ tin học và tiếng anh từ cơ bản trở lên.

Cụ thể có thể tổng kết kế hoạch đào tạo cuá SGD qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của SGD 2009:

TT Chương trình đào tạo Đối tượng

đào tạo Số lượng (người) Số ngày học (ngày)

Nguồn giảng viên

I Các lớp học nghiệp vụ

1 Thanh toán quốc tế cơ bản và nâng cao -Trưởng, phó phòng - Cán bộ 20 5 -ĐH Ngoại Thương - NH Nước ngoài

2 Nghiệp vụ ngân hàng cơ bản

Trưởng, phó phòng - Cán bộ

3 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Trưởng, phó phòng - Cán bộ

15 5 -NH Nước ngoài

4 Nghiệp vụ quản lý kinh doanh vốn Trưởng, phó phòng - Cán bộ 20 5 -NH Nước ngoài 5 Quản lý rủi ro Trưởng, phó phòng 10 5 Trong nước --NH Nước ngoài 6 Phân tích tài chính thẩm định Trưởng, phó phòng - Cán bộ 15 5 -Trong Nước. -NH Nước ngoài 7 Quản trị mạng SWIFT Trưởng, phó phòng - Cán bộ 2 3 -SWIFT quốc tế

8 Bồi dưỡng kế toán trưởng

Trưởng, phó phòng - Cán bộ

1 15 -HV Tài chính

9 Tài trợ thương mại

Trưởng, phó phòng - Cán bộ

15 4 -NH Nước ngoài

10 Kế toán thanh toán

Trưởng, phó phòng - Cán bộ 2 5 -HVTC II Các lớp học kiến thức bổ trợ 1 Kỹ năng quản lí, lãnh đạo Ban Giám đốc, trưởng, phó phòng 25 2 HV Hành chính QG

doanh phòng - Cán bộ QG 3 Tin học an ninh mạng Trưởng, phó phòng - Cán bộ 2 5 ĐHBKHN

4 Tiếng anh tài chính, ngân hàng Trưởng phó phòng - Cán Bộ 30 15 CSĐT Anh Văn tại Hà Nội

5 Tiếng Anh giao tiếp (B)

Trưởng, phó phòng - Cán bộ

10 15 CSĐT Anh Văn

tại Hà Nội

6 Kỹ năng sư phạm Giảng viên

kiêm chức

3 3

III Các lớp đào tạo ĐH,

Sau ĐH 1 Cao học Trưởng, phó phòng - Cán bộ 9 KTQD, HVNH, HVTC

(Nguồn: kế hoạch đào tạo năm 2009 SGD NHNo&PTNT Việt Nam)

Kế hoạch đào tạo năm 2009 tiếp tục có xu hướng tăng so với năm 2008. Song tỷ lệ tăng không nhiều. Bởi lẽ: hiện tại, SGD đang thay đổi lại cơ cấu, sát nhập SGD 1 và sở kinh doanh vốn và ngoại tệ thành SGD. Do đó vấn đề đặt ra trước mắt đối với SGD – NHNo & PTNT VN là ổn định lại cơ cấu tổ chức, tìm hiểu, đánh giá con người và sự phù hợp của vị trí công tác. Sau khi ổn định được tổ chức, mới tiến hành điều tra nhu cầu và tổ chức các lớp đào tạo phù hợp.

3.2.Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực SGD NHNo&PTNT VN:

- Trước hết, phải nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên SGD về vai trò quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển chung của toàn đơn vị. Từ đó ban lãnh đạo sẽ có những chính sách và hành động cụ thể để tập trung nội lực, khai thác tối đa ngoại lực để phát triển NNL.

- Xây dựng chiến lược phát triển chung cũng như chiến lược đào tạo và phát triển NNL nhằm định hướng cho các chính sách của đơn vị được đúng đắn.

- Tập trung sức xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ…Lựa chọn 1 số cán bộ nòng cốt cử đi đào tạo ở nước ngoài, tiếp tục mở các lớp học ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ ngân hàng theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập.

- Tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng giảng viên kiêm chức, chủ động liên hệ với các trung tâm đào tạo khác để tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy mới, hiện đại.Tiếp tục phát huy việc đa dạng hóa các hình thức cà phương thức đào tạo. Phát triển hình thức liên kết với nước ngoài và đào tạo theo dự án.

- Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ; xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ thông qua chất lượng và hiệu quả công việc được giao. Thực hiện phân loại cán bộ, tăng cường số lượng cán bộ gắn với trình độ chuyên môn cho các phòng, tổ nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công việc. Giáo dục triệt để trong cán bộ nhân viên về văn minh trong giao tiếp, văn hóa doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng .

- Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục cán bộ, triển khai công tác đào tạo cán bộ theo kế hoạch đào tạo năm 2009, xây dựng quy hoạch cán bộ năm 2009 và quy hoạch bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2011 – 2015.

3.3.Kiến nghị hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

- Đẩy nhanh việc xây dựng chiến lược phát triển NNL của SGD dựa trên chiến lược của NHNo&PTNT Việt Nam, từ đó làm cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp. Trường hợp cần thiết cho phép thuê tư vấn.

- Tăng cường công tác tìm hiểu nhu cầu thực tế, chủ động liên hệ với NHNN về nhu cầu của cơ sở để NH Trung ương có những chính sách sửa đổi phù hợp.

- Với những khóa đào tạo do SGD tự tổ chức, kịp thời điều chỉnh chế độ đãi ngộ tài chính đối với giảng viên mời ngoài phù hợp với mặt bằng giá thị trường để có thể mời được giảng viên giỏi, kể cả giảng viên nước ngoài. Có chủ trương xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức chuyên nghiệp, có chính sách khuyến khích những cán bộ có trình độ, học vị, tâm huyết tham gia vào hoạt động đào tạo như giảng dạy, biên soạn tài liệu giảng dạy…

- Sớm xây dựng hệ thống quy trình và hướng dẫn cụ thể công tác quản lý sau đào tạo cho ván bộ nhân viên trong cơ sở.

- Xây dựng và ban hành quy định điều chỉnh các mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng, đãi ngộ theo quy hoạch. Cán bộ trong diện quy hoạch phải đạt kết quả tốt trong các chương trình đào tạo bắt buộc mới được xem xét đề bạt, bổ nhiệm. Có cơ chế đền bù kinh phí đào tạo để nâng cao trách nhiệm của người được đào tạo và hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám đang có nguy cơ trở thành phổ biến.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở Giao Dịch – Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam pdf (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)