Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của SGD NHNNo&PTNT

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở Giao Dịch – Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam pdf (Trang 56 - 61)

NHNNo&PTNT Việt Nam:

Đây là yếu tố được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng lớn thứ 3 đến các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại SGD.

*. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:

Xuất phát từ các chức năng của SGD đã được nói đến trong phần 2.1.2 ta

thấy SGD NHNNo&PTNT Việt Nam thực hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại. Từ việc quản lý, sử dụng các nguồn tiền, quản lý các dự án….đến việc kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác…Là một ngành dịch vụ trong đó hoạt động giao dịch, tiếp xúc với khách hàng là chủ yếu. Vì vậy,thái độ của cán bộ nhân viên SGD trong phục vụ khách hàng là vô cùng quan trọng. Các chính sách đào tạo cần chú tâm định hướng cho việc xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp nhằm phát triển kĩ năng phục vụ khách hàng một cách chu đáo, nhiệt tình, thân thiện và chuyên nghiệp cho cán bộ nhân viên trong cơ sở.

Ngoài ra, đối tượng phục vụ của cơ sở bao gồm nhiều loại hình doanh

nghiệp, nhiều tầng lớp dân cư cả trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực trong cơ sở phải luôn nỗ lực trau dồi và phát triển kĩ năng cần thiết, không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ, thường xuyên cập nhật kiến thức mới, chủ động tìm kiếm thông tin để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc, giúp hoạt động giao dịch có hiệu quả hơn, đem lại nhiều cơ hội kinh doanh mới cho cơ sở.

Những đặc điểm trên đòi hỏi CBNV trong chi nhánh phải không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ để đáp ứng đòi hỏi của công việc ngày càng cao

Gia nhập WTO mở ra cho ngành ngân hàng nhiều cơ hội phát triển mới, trở thành ngành dịch vụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Song cũng đặt các ngân hàng trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc kiệt với các ngân hàng khác, và các hãng cung cấp sản phẩm thay thế như bảo hiểm, quỹ đầu tư, …Bên cạnh đó, trước sự phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ, Nhiều hình thức giao dịch mới hiện đại và tiện lợi hơn ra đời bên cạnh hình thức cổ điển: giao dịch trực tiếp. SGD đã ứng dụng các công nghệ hiện đại để hiện đại hoá Hệ thống Thanh toán và Kế toán khách hàng thông qua cung ứng một số sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng như: ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các loại thẻ thanh toán khác, dịch vụ chuyển tìên nhanh WESTERN UNION, dịch vụ trả lời tự động PHONE BANKING …Vì vậy đội ngũ cán bộ ngân hàng cần được đào tạo liên tục, kịp thời hơn nữa để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng và sự cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng.

*. Tình hình sản xuất kinh doanh:

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SGD NHNo&PTNT Việt Nam (2006-2008):

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

I-Doanh số thu chi ngoại tệ(Triệu USD) 676 697 1130

II-Nguồn vốn:(tỷ đồng) 8221 10990 15035

Tăng (giảm) so với năm trước:(%) 26,7 33,7 36,81

III-Cho vay vốn(Tỷ đồng)

- Doanh số cho vay 3060 4960 7774

Tăng (giảm) so với năm trước:(%) 52 62 57

- Doanh số thu nợ 2192 3605 6680

Tăng (giảm) so với năm trước:(%) 65 85

- Dư nợ 2933 4290 5474

Tăng (giảm) so với năm trước:(%) 43 46,3 27,6

- Nợ xấu 23,4 29,7 56

Tăng (giảm) so với năm trước:(%) 0,27 88,6

- Trích lập quỹ dự phòng và xử lí rủi ro 105,6 130

Tăng (giảm) so với năm trước:(%) 23,1

V-Lợi nhuận(tỷ đồng) 147,4 283,3 338,8

Tăng (giảm) so với năm trước:(%) 30,7 93,64 19,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SGD 3 năm 2006-2008, Phòng kế hoạch tổng hợp SGD NHNo&PTNT Việt Nam)

Nhận xét:

Với chức năng là sở giao dịch đầu mối, SGD đã thực hiện tốt nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam. Là đầu mối ngoại tệ mặt, thực hiện thu chi ngoại tệ mặt kịp thời, đầy đủ, duy trì hạn mức tồn quỹ phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh doanh. Trong ba năm 2006 đến 2008, tổng doanh số thu chi ngoại tệ tăng qua các năm song tỷ lệ tăng là không đều. Năm 2006 tăng 49%, năm 2007 lại chỉ tăng 10,5% và năm 2008 tăng vọt lên 79,4 %. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy vì 3 năm qua nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động.

Năm 2006, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, chính trị xã hội ổn định, đặc biệt việc Việt Nam gia nhập WTO đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, sự biến động lớn về giá vàng, giá một số

nguyên liệu đầu vào, sự bất cập trong việc ban hành một số chính sách kinh tế vĩ mô về thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Song, với sự phấn đấu của một tập thể CBNV Sở giao dịch, sự quan tâm giúp đỡ của ngân hàng cấp trên, tổng doanh thu ngoại tệ đã tăng 49%(tương đương với 223 triệu USD) so với năm 2005. Năm 2007, do khủng hoảng trên thị trường nhà đất và thị trường tín dụng Mỹ, trên thế giới, Đôla Mỹ giảm giá liên tục. Do đó việc thu mua ngoại tệ trong nhân dân ban đầu tăng nhưng sau giảm mạnh, người dân không dám kinh doanh ngoại tệ vì sự biến động của thị trường. Do đó, tỷ lệ tăng của doanh số thu chi ngoại tệ giảm xuống còn 10,5%. Năm 2008, Kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao và khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu. Tổng sản phẩm GDP tăng 6,3% thấp hơn so với năm 2007(8,5%) và không đạt mức quốc hội đề ra(7%). Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thâm hụt thương mại tăng đẩy tỷ giá giữa đồng Việt Nam đồng và ngoại tệ tăng cao gây ra nhiều rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Điều kiện kinh doanh biến động không ngừng cũng gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt đông khác của ngân hàng.

Tổng nguồn vốn huy động được tăng đều qua các năm từ 2006 đến 2008. Doanh số cho vay cũng tăng qua từng năm: năm 2007 tăng 1,62 lần so với năm2006, song năm 2008 chỉ tăng 1,56 lần so với năm 2007. Sở dĩ như vậy vì năm 2008 lạm phát tăng cao, kinh tế khủng hoảng song vấn đề trước mắt là kiềm chế lạm phát nên NHNN và các ngân hàng thương mại phải thực hiện biện pháp thắt chặt tiền tệ. Do đó doanh số cho vay của SGD cũng tăng với tỉ lệ thấp hơn.Và doanh số thu nợ tăng với tỷ lệ cao hơn(85%).

Bên cạnh đó, có thể thấy hai năm 2007 và 2008 là hai năm đầu tiên Việt Nam chính thức thực hiện lộ trình mở cửa tài chính theo cam kết gia nhập WTO, do đó, bên cạnh những cơ hội phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn và nguy cơ phá sản lớn. Đặc biệt là năm 2008, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ngân hàng biến động mạnh và liên tục trực tiếp ảnh

hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai năm qua cũng chứng kiến sự trầm lắng của thị trường bất động sản, giá sụt giảm mạnh, tác động đến chất lượng các khoản đầu tư bất động sản của ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ tăng nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì vậy tỉ lệ nợ xấu có thể thấy tăng dần lên, năm 2007 tăng 0,27% nhưng đến năm 2008 đã tăng đến 88,6%.

Năm 2007, theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN và chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, SGD đã trích dự phòng xử lí rủi ro. Kết quả đã trích dự phòng xử lý rủi ro trong năm là 105,6 tỷ đồng, nâng số dư quỹ dự phòng rủi ro đến 145,3 tỷ đồng so với năm ngoái. Năm 2008 tăng đến 23,1 % đạt 130 tỷ đồng.

Đặc biệt, sự biến động về lợi nhuận trong ba năm qua cho thấy sự phát triển và biến đổi nhiều mặt của ngân hàng. Năm 2007, lợi nhuận tăng mạnh tăng 93,64% so với năm 2006 đạt mức kỷ lục: 283,3 tỷ đồng, tăng 154,98 tỷ (126%) so với kế hoạch.Có được bước đột phá này do trong năm, SGD có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn rẻ,đẩy mạnh khai thác vốn từ tổ chức kinh tế, để giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả maketing, mở rộng đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế trong đó ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng cơ cấu nợ ngắn hạn, lựa chọn các dự án đầu tư thực sự có hiệu quả về vốn và chi phí, phân tích lựa chọn các dự án đầu tư tín dụng, tập trung thu hồi những khoản nợ xử lí rủi ro tốt. Song, đến năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặt các ngân hàng và doanh nghiệp trong nhiều sức ép lớn. SGD cũng không nằm ngoài số đó, Song với sự nỗ lực của CBNV trong chi nhánh cùng với những chính sách kịp thời của nhà nước. Doanh thu của SGD cũng tăng tuy nhiên vớivới tỷ lệ thấp hơn năm ngoái, chỉ còn tăng 19,2% so với năm 2007.

Hai năm 2007, 2008 cũng đánh dấu những bước chuyển mình trong hoạt động kinh doanh trực tiếp của SGD. Nhiều dịch vụ mới được triển khai và phát triển mạnh mẽ: như nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ, dịch vụ tài khoản và thanh toán, dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán niêm

yết mới có tháng 11/2007 dưới sự đồng ý của NHNo&PTNT VN, dịch vụ liên kết bảo hiểm ngân hàng Frudential, Kiều hối WU, SMS banking và phone banking…..

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở Giao Dịch – Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam pdf (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)