Thực trạng chung của ngành cơ khí nớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 57 - 58)

Ngành cơ khí nớc ta là một ngành công nghiệp có bề dày lịch sử. Ngay sau khi hoà bình đợc lập lại ở miền bắc nớc ta, Đảng và Nhà nớc đã có chính sách u tiên cho phát triển công nghiệp năng, thực hiện cơ khí hoá nền kinh tế đất nớc. Trải qua thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao quan liêu bao cấp, ngành cơ khí n- ớc ta trở nên trì trệ, yếu kém và còn nhiều vấn đề tồn tại.

“ Cơ khí là nền tảng của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc” đó là điều đã đợc đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra. Thực tế, ngành cơ khí nớc ta có nhiều đổi mới song vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém về nhiều mặt nên cha thể đóng vai trò đầu tàu, nền tảng của nền kinh tế.

Theo đánh giá của Bộ khoa học công nghệ và môi trờng thì hầu hết máy móc của chúng ta đều ở tình trạng quá lạc hậu, có những máy móc sản xuất cách đây gần 100 năm vẫn còn đợc sử dụng, số máy móc lạc hậu 2, 3 thế hệ còn tồn tại phổ biến trong nhiều doanh nghiệp, trong đó có Công ty Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu. Điều này ảnh hởng rất lớn tới năng suất lao động cũng nh chất lợng sản phẩm, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trờng và tình trạng thua lỗ kéo dài của nhiều doanh nghiệp đã chứng tỏ điều đó.

Cho tới nay ngành cơ khí đã có nhiều đổi mới, trong đó phải kể đến các doanh nghiệp sản xuất quạt điện, xe đạp, dụng cụ đo điện, động cơ cỡ nhỏ,...Tuy nhiên ngành chế tạo máy công cụ thì hầu nh cha có sự đổi mới đáng kể nào.

Hiện nay toàn ngành cơ khí có khoản 200.000 công nhân kỹ thuật với đủ trình độ cấp bậc khác nhau. Về mặt số lợng thì không thiếu nhng về mặt chất l- ợng thì còn nhiều hạn chế, khả năng thích ứng với máy móc hiện đại chiếm tỷ lệ thấp, lao động phổ thông chiếm đa số, việc đào tạo bồi dỡng nâng cao trình độ không đợc thực hiện thờng xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành là doanh nghiệp nhà nớc, tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài nên mức lơng thấp dẫn đến tình trạng di chuyển lao động sang các ngành khác, số học sinh sinh viên theo học ngành cơ khí giảm sút.

Hầu hết các sản phẩm của ngành cơ khí nớc ta có chất lợng cha cao, phần lớn chỉ đạt tiêu chuẩn Việt nam, thêm vào đó là máy móc thiết bị lạc hậu nên năng suất lao động thấp dẫn đến giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm cơ khí trên thị trờng. Trình độ của cán bộ làm công tác kinh doanh còn yếu kém cha đáp ứng đợc nhu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trờng. Thêm vào đó, công tác quản lý vĩ mô của Nhà nớc còn nhiều thiếu sót: Tình trạng buôn lậu còn phổ biến, nhất là hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc có chất l ợng không cao nhng do giá rẻ đã gây không ít khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp trong nớc.

Một phần của tài liệu một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 57 - 58)