Tổng quan về công ty cơ khí Hà Nộ

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác trả lương với vấn đề tạo động lực cho con người lao động ở công ty cơ khí hà nội (Trang 26 - 31)

1. Giới thiệu chung về Công ty cơ khí Hà Nội

Công ty cơ khí Hà Nội với tên gọi quốc tế là HAMECO, là một doanh nghiệp Nhà nớc thuộc Tổng Công ty máy và thiết bị công nghệ (MIE) Bô công nghiệp. HAMECO đợc thành lập năm 1958 và là một trong những công ty cơ khí lớn nhất tại Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay công ty đã cung cấp cho các ngành trong nớc hàng chục ngàn máy công cụ và các loại phụ tùng thay thế các thiết bị điện, xi măng... Công ty có dây chuyền công nghệ tạo phôi gang thép, sản xuất đợc nhiều mác gang, thép đặc biệt và các hợp kim cao cấp, giàn thiết bị cỡ lớn, có khả năng gia công chi tiết cỡ lớn. Hiên nay HAMECO hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập tự chủ và đang hòa mình vào sự phát triển chung của toàn xã hội và ngày càng khẳng định vai trò vị thế của mình trên thị trờng. Từ một doanh nghiệp nhà nớc với máy móc thiết bị lâu năm Công ty đã huy động mọi nguồn lực để hiện đại hóa, sắp xếp lại bọ máy quản lý cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh đảm bảo kỹ thuật, chất lợng, giữ đợc uy tín với khách hàng đa sản xuất vào ổn định và ngày càng phát triển không ngừng.

2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nớc đợc khởi công xây dựng vào ngày 15-12-1955. Ngày 12-4-1958 nhà máy chính thức khánh thành và đi vào hoạt động với phần máy móc thiết bị ban đầu hầu hết là của nhân dân Liên Xô giúp đỡ.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Công ty cơ khí Hà Nội đã vợt qua những khó khăn gian khổ cũng nh những thành tựu đạt đợc thể hiện sự đồng lòng quyết tâm của cán bộ công nhân viên toàn Công ty phấn đấu xây dựng Công ty trở thành đơn vị luôn là lá cờ đầu của ngành cơ khí nớc nhà.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cơ khí Hà Nội đợc chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu (1958-1965)

Dới sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Chính phủ cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, ngay sau khi khánh thành, nhà máy đã đi vào hoạt động và đạt đợc những kết quả cao trong kế hoạch 3 năm (1958- 1960). Nhà máy cơ khí Hà Nội đã tự tin bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Giai đoạn này nhà máy có những bớc tiến vợt bậc và từng bớc đa vào sản xuất nhiều loại máy mới nh: T80, T630L, T630D, T620, máy khoan K525... Vì vậy có thể nói đây là giai đoạn khai thác công suất của thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ đảm bảo tự lực điều hành trong mọi khâu sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó phát huy vai trò của nhà máy trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện công nghiệp hóa nớc nhà và tạo nền tảng vững chắc cả về tinh thần lẫn vật chất và tạo thế tiến cho giai đoạn sau.

Giai đoạn 1965-1975

Đây là giai đoạn vừa sản xuất vừa chiến đấu cùng với cả nớc bớc vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai, đồng thời nêu quyết tâm: “Dù trong tình huống nào cũng sản xuất giỏi, xây dựng nha máy trở thành nhà máy XHCN”. Trong giai đoạn này mặc dù gặp nhiều khó khăn nhng nhà máy đã có những đóng góp lớn cho xã hội. Những đóng góp đó đã đợc nhà nớc trao tặng huân chơng lao động hạng hai, nhận cờ luân lu của chính phủ năm (1973-1975).

Giai đoạn 1975-1985

Đây là giai đoạn cả nớc tiến hành xây dựng xã hội XHCH, giải phóng miền Nam thống nhất đất nớc. Với những cơ hội và thách thức của thời kỳ hòa bình, nhà máy cơ khí Hà Nội đã tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thi đua lập công dâng Đảng.

Bằng những cố gắng của mình ngày 31-8-1975 nhà máy đã vinh dự đợc tặng thởng Huân Chơng Lao Động Hạng Nhất. Các năm 1975,1976,1977 là những năm hoạt động rất có hiệu quả, năng suất chất lợng cao. Đặc biệt năm 1978 đợc coi là năm bản lề của kế hoạch năm lần 2. Chỉ trong vòng 3 năm từ 1982-1985 năng suất lao động tăng 8,26%, giá trị tổng sản lợng tăng bình quân 11,08%. Thời kỳ này số đảng viên trong nhà máy tăng vợt bậc so với các giai đoạn trớc và cũng từ đây nhà máy đổi tên thành Công ty cơ khí Hà Nội nh ngày nay.

Giai đoạn 1986-1994

Là giai đoạn Công ty cơ khí Hà Nội chuyển mình theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của nhà nớc nên gặp nhiều khó khăn. Đây là tình trạng chung của thời kỳ này. Vì thế với Công ty cơ khí Hà Nội tuy là một đơn vị có thế

mạnh về lao động, luôn luôn phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vợt mức kế hoạch nay điều ấy lại trở thành gánh nặng thiếu năng động, thiếu nhậy bén không thích nghi đợc những đòi hỏi của cơ chế mới. Công ty rơi vào tình trạng d thừa lao động, thiếu vốn hoạt động, thiếu mặt hàng định hớng... Trớc những khó khăn đó, nhng với tinh thần phấn đấu và làm việc hết mình của cán bộ công nhân viên trong Công ty đã từng bớc khắc phục khó khăn. Đến năm 1992 Công ty đã bắt đầu thực hiện các công trình lớn, thực hiện việc chuyển đổi về sản xuất, bên cạnh việc duy trì các sản phẩm truyền thống không ngừng nâng cao chất lợng, đổi mới về mẫu mã. Sản phẩm của Công ty đã dần lấy lại đợc uy tín đối với khách hàng và ngày càng mở rộng thị trờng tiếu thụ sản phẩm của mình, đa Công ty ngày càng phát triển mạnh trên thơng trơng sản xuất kinh doanh.

Giai đoạn 1994 đến nay

Đây là thời kỳ mà hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng cao, kinh doanh có lãi. Công ty đã bớc ra khỏi khó khăn, đang tiết hành xây dựng, phát triển nhằm đứng vững trên thị trờng và khẳng định vai trò của mình trong làng cơ khí Việt Nam. Hiện nay Công ty Cơ Khí Hà Nội là một trong những Công ty đứng đầu ngành cơ khí về việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất máy công cụ, lợi nhuận, doanh thu, huy động vốn...

Công ty tham gia những đợt đấu thầu quốc tế để cung ứng các sản phẩm phục vụ ngành mía đờng: Cung cấp hơn 1300 tấn máy, thiết bị công nghệ trị giá 2,6 triệu USD cho nhà máy đờng Tây Ninh với công suất 8000 tấn mía/ngày. Cung cấp 500 thiết bị trị giá 1,7 triệu USD cho nhà máy đờng Nghệ An...Chính vì vậy nghĩa vụ đối với nhà nớc luôn đợc Công ty đóng góp đầy đủ.

Ghi nhận công lao đóng góp của Công ty trong dịp 40 năm ngày thành lập (12/4/1958 đến 12/4/1998) Công ty đã vinh dự đợc Nhà nớc tặng thởng Huân Chơng Lao Động Hạng Nhất, và nhiều hình thức khen thởng khác. Hiện nay Công ty đang tiến hành cải tạo cơ sở vật chất mở rộng sản xuất kinh doanh đa khoa học công nghệ mới vào thực tế, từng bớc xây dựng hệ thống quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn ISO9000-9002 đáp ứng theo hớng phát triển của đất nớc.

Với những thành tích và quá trình lịch sử đó, Công ty Cơ Khí Hà Nội xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam.

3. Phơng hớng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ Khí Hà Nội

Với cơ sở han tầng và hệ thống máy móc trang thiết bị hiện có, Công ty đã đề ra mục tiếu sản xuất kinh doanh trong những năm tới là tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong nớc và phấn đấu tận dụng tốt năng lực hiện có của mình để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính gồm:

+ Sản xuất máy công cụ phổ thông có chất lợng cao với tỷ lệ máy móc đợc hiện đại hóa ngày càng cao.

+ Sản xuất thiết bị ngành, thực hiện các dự án đấu thầu cung cấp thiết bị toàn bộ dới hình thức BOT (xây dựng - vận tải - chuyển giáo), hay BT (xây dựng - chuyển giao);

+ Sản xuất sản phẩm, phụ tùng suất khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu máy và phụ tùng máy.

+ Sản xuất các thiết bị phụ tùng lẻ, phụ tùng máy công nghiệp và sản phẩm đúc.

+ Sản xuất thép cán xây dựng.

Để thực hiện chiến lợc phát triển của mình Công ty đã tiến hành đầu t thêm về khoa học và công nghệ, cải tiến và đổi mới quy trình sản xuất và sắp xếp ổn định lại bộ máy tổ chức Công ty cũng nh cơ cấu lực lợng lao động cho phù hợp.

4. Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban

4.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức của Công ty .

Công ty Cơ Khí Hà Nội là một đơn vị kinh tế quốc doanh hoạch toán độc lập, tự sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh theo luật pháp của Nhà nớc.

Để phù hợp với yêu cầu mới của công tác sản xuất kinh doanh và điều kiện đặc thù của ngành cơ khí công ty cơ khí Hà Nội đã từng bớc sắp xếp bộ máy quản trị của mình theo hớng thống nhất sự lãnh đạo từ trên xuống dới, song lại gọn nhẹ giảm bớt sự chồng chéo để đảm bảo cho sự chỉ đạo sản xuất đợc thông suốt. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty đợc mô hình hoá nh sau: (trang bên)

Giám đốc. Giám đốc Công ty là ngời có quyền hành cao nhất trong Công ty, ngoài công tác phụ trách chung, các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, Giám đốc còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị gồm phòng tổ chức nhân sự, ban quản lý dự án, trung tâm tự động hóa.

Phó giám đốc thờng trực. Thực hiện chức năng giúp giám đốc Công ty quản lý các hoạt động chung. Có thẩm quyền thay mặt giám đốc trong giao dịch và ký kết với bạn hàng trong thẩm quyền cho phép.

Phó giám đốc phụ trách máy công cụ: Phụ trách các hoạt động về sản xuất các loại máy máy công cụ và chịu trách nhiệm trớc giám đốc Công ty về các hoạt động của mình.

Phó giám đốc nội chính và phụ trách sản xuất. Làm công tác quản lý điều hành các mặt hoạt động nội chính đời sống và xây dựng. Chịu trách nhiệm về việc điều hành giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị: phòng xây dựng cơ bản, quản trị đời sống, văn hoá xã hội, phòng bảo vệ, phòng y tế.

Phó giám đốc kỹ thuật. Có chức năng tổ chức điều hành sản xuất thực hiện đúng tiến độ kế hoạch theo mục tiêu đã đã định. Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành các hoạt động sản xuất và phục vu sản xuất của các đơn vị: phòng kỹ thuật, phòng điều độ sản xuất, phòng KCS, phòng cơ điện.

Phó giám đốc KHHD TM & QHQT. Phụ trách các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động đối ngoại của Công ty, chịu

trách nhiện trớc Giám đốc về việc chỉ đạo giám sát giải quyết các công việc hằng ngày của các đơn vị: kế toán thống kê tài chính, phòng vật t và văn phòng thơng mại. ngoài ra phó giám đốc KHHD TM &QHQT còn xây dựng các phơng án xuất nhập khẩu, tạo lập các mối quan hệ kinh doanh, xây dựng các phơng án xuất nhập khẩu.

Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cơ khí Hà Nội GĐ công ty PGĐ Phụ trách MCC TLGĐ giúp việc PGĐ nội chính PGĐ KHHD TM & QHQT PGĐ Kỹ thuật PGĐ Phụ trách SX PGĐ th ờng trực P. TCNS -Ban D.án -Tr ờng THCNCTM TTXD&BDHTCSLN Phòng bảo vệ P. KTTKTC Đại diện l.đạo C.l ợng X ởng MCC Phòng KT P.QLCLSP&MT TTĐHSX - XNSN&KDVTCTM -XNLĐĐT&BDTBCN -TTTĐH -X ởng bánh răng -X ởng CKL -X ởng GCAL&NL -X ởng đúc -X ởng kết cấu thép VPCT VPGD Th ơng mại

Chú thích: Tổ chức của toàn công ty (đờng nét đậm). Trong đó hệ thống đảm bảo chất lợng theo ISO 9002 là đờng nét đứt.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác trả lương với vấn đề tạo động lực cho con người lao động ở công ty cơ khí hà nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w