Chương III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNGKINH
3.4.2. Đối với NHNN
NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và thanh toán, là cơ quan đề ra các chính sách đối với haọt động Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng. NHNN cần kết hợp với Chính phủ nhanh chóng nghiên cứu xây dụng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lí liên quan tới đổi mới công nghệ Ngân hàng vừa tuân thủ pháp luật Việt Nam đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay, mỗi Ngân hàng đều đã xây dựng cho mình một hệ thống thẻ thanh toán riêng, nhưng việc kết nối các hệ thống thanh toán của các Ngân hàng khác nhau chưa được đồng bộ, đôi khi dẫn tới tình trạng chậm trễ trong việc thanh toán giữa các Ngân hàng, mặc dù thẻ của các Ngân hàng trong liên minh thẻ đều có thể sử dụng trong hệ thống thanh toán thẻ của nhau.
Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng là tiểu dự án nằm trong tổng dự án hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán do World Bank tài trợ được NHNN trực tiếp quản lí và chính thức đưa vào vận hành ngày 02/05/2002 đã thu được những thành công lớn. Chính vì vậy, để phát triển hệ thống thanh toán của các NHTM Việt Nam, khai thác tối đa tính ưu việt của hệ thống TTĐTLNH, đồng thời mở rộng phạm vi thanh toán ra ngoài hệ thống của các
NHTM, NHNN cần xem xét để kết nạp thêm thành viên và mở thêm nhiều trung tâm xử lí khu vực.
Bên cạnh đó, NHNN cần sớm mở rộng phạm vi thanh toán của luồng thanh toán giá trị thấp để ngày càng hoàn thiện hơn nữa cơ cấu của hệ thống TTĐTLNH. Để đảm bảo hệ thống hạo động an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra do sự thiếu đồng bộ, NHNN cần sớm ban hành và hoàn thiện hơn các quy chế, quy trình hướng dẫn thực hiện chương trình TTĐTLNH một cách thống nhất tạo sự thông suốt trong qua trình thanh toán.
NHNN cũng cần có những chính sách khuyến khích các NHTM tham gia vào hệ thống như tiến hành hỗ trợ về vốn, trang thiết bị máy móc, đào tạo nguồn nhân lực,… cho các Ngân hàng nhanh chóng có cơ sở vật chất để tham gia vào hệ thống.