XI MĂNG HOÀNG THẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI
I. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI NGHỆ TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI
Đại hội Đảng bộ Công ty Xi măng Hoàng Thạch lần thứ VII, năm 2000 đã đề ra những nhiệm vụ của nhiệm kỳ ( 2000-2005). Với gần một nửa thời gian của nhiệm kỳ Đại hội, kiểm lại các chỉ tiêu Đại hội đề ra, có một số chỉ tiêu đạt được song cũng còn một vài chỉ tiêu cần có sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc hơn nữa mới có thể đạt được. Những năm trước mắt Công ty cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Căn cứ vào việc dự kiến năng lực huy động thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất và tình trạng thiết bị thực tế của Công ty. Công ty Xi măng Hoàng Thạch đã báo cáo với Tổng công ty kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ trong thời gian tới . Đặc biệt là năm 2006 với tổng số vốn dự kiến là 120.911.542.000 đồng; trong đó số vốn đầu tư cho đổi mới thiết bị công nghệ là 114.340.505. 000 đồng chiếm 95% vốn đầu tư phát triển, còn lại là sửa chữa lớn kiến trúc.
Ngoài ra, Công ty cần sử dụng tốt và có hiệu quả các máy móc thiết bị hiện có; tiếp tục thực hiện các biện pháp để giảm các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm. Phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu tiêu hao vật tư, thiết bị nguyên, vật liệu ngang bằng trong khu vực và trên thế giới. Duy trì năng suất của các máy móc, thiết bị đạt và vượt công suất thiết kế, đảm bảo lò nung hoạt động dài ngày .
Tăng cường nội địa hoá phụ tùng thiết bị: Quan tâm đến các loại vật tư, thiết bị trong nước sản xuất thay thế hàng nhập ngoại; Sửa chữa và nâng cấp một số thiết bị của cả 2 dây chuyền. Xây dựng kế hoạch đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị : Nâng công suất của máy nghiền than K1 lên khoảng 10%.
Thực hiện tốt công tác cải tiến, đổi mới định kỳ, trong đó đặc biệt quan tâm đến các thiết bị hoạt động liên động phục vụ cho lò quay và của dây chuyền chính; khắc phục nhanh sự cố.
Tiếp tục cải tiến, thay thế và nâng cấp một số thiết bị của dây chuyền 1 và dây chuyền 2 để đảm bảo năng suất và tính lắp lẫn của cả 3 dây chuyền.
Tích cực tìm kiếm các đối tác, tạo mọi điều kiện để Công ty ngày càng sử dụng nhiều thiết bị, vật tư, phụ tùng trong nước sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, đảm bảo giá cả và chất lượng, chú trọng vào các dự án liên doanh.
Duy trì thời gian và năng suất hoạt động của các thiết bị chính trong dây chuyền đạt và vượt năng suất thiết kế. Lựa chọn nguyên liệu, chế tạo phối liệu ổn định, đảm bảo cho lò nung và các thiết bị chính trong dây chuyền hoạt động dài ngày, khai thác tối đa năng suất các thiết bị.
Bảo đảm năng suất thiết kế và thời gian hoạt động của 2 máy nghiền than. Phát huy hiệu quả hơn nữa việc sử dụng cân băng điện tử để giao nhận hàng hoá và hệ thống đếm bao xi măng tự động.
Các vị trí làm việc phải được trang bị đầy đủ, đúng các thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn; Đầu tư đồng bộ hệ thống mạng vi tính phục vụ cho công tác quản lý và điều hành…
Trên cơ sở của hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và dự bảo về nhu cầu sử dụng xi măng vào năm 2010 là 46,8 triệu tấn; năm 2015 là 62,5 triệu tấn và 69 đến 70 triệu tấn vào năm 2020; Trong khi đó tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xi măng bình quân là 14% đến 15% mỗi năm, Công ty đã đề ra kế hoạch sản xuất cho thời gian tiếp theo:
Bảng 15:Kế hoạch sản xuất của Công ty giai đoạn 2006- 2010
Đơn vị : Tấn
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Sản xuất Clinker 1.950.000 1.950.000 2.350.000 2.850.000 2.950.000 Sản xuất xi măng 2.400.000 2.400.000 2.850.000 3.450.000 3.550.000
( Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch Công ty Xi măng Hoàng Thạch)
Riêng đối với năm 2006, Công ty dự kiến:
Trong đó: Dây chuyền I Dây chuyền II
950.000 tấn 1000.000 tấn Sản xuất xi măng
Trong đó : Sản xuất tại Hoàng Thạch Gia công tại Hải Vân
2.400.000 tấn 1.900.000 tấn 500.000 tấn Tổng sản phẩm tiêu thụ
Trong đó: Xi măng tiêu thụ Clinker tiêu thụ 2.400.000 tấn 2.400.000 tấn Không Nộp ngân sách 130 tỷ đồng Lợi nhuận 268,2 tỷ đồng
Mặt khác, để làm chủ được máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất xi măng hiện đại, Công ty cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Do đó công tác đào tạo của Công ty trong những năm tới phải duy trì và phát triển công tác đào tạo như sau:
Tiếp tục xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty không những có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sản xuất xi măng đáp ứng yêu cầu mà còn phải xây dựng phong cách làm việc mới.
Có chương trình đào tạo hàng năm cụ thể cho cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật từng chuyên ngành mang tính chuyên sâu để có nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên gia từng lĩnh vực sản xuất xi măng. Luôn đổi mới và cải tiến hình thức đào tạo để công tác đào tạo thực sự có hiệu quả. Như vậy Công ty phải có kế hoạch mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên kiêm nhiệm của Công ty.
Công tác đào tạo nâng bậc cho công nhân vẫn được thực hiện như hàng năm, nhưng cần có đầu tư hơn nữa về thời gian và chất lượng đào tạo, đặc biệt là cần cải tiến công việc thi cử đảm bảo nhanh, chính xác công minh. Tổ chức các lớp ngoại ngữ và tin học cho cán bộ công nhân viên nếu các đơn vị có nhu cầu. Tăng cường chọn cử cán bộ, kỹ sư, kể cả công nhân kỹ thuật bậc cao đi tham quan học tập tại nước ngoài để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Bảng 16: Các chỉ tiêu chính về công tác đào tạo cán bộ công nhân viên phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ giai đoạn 2006- 2010
STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG
1 Tổ chức nâng bậc cho công nhân 1400 người
2 Đào tạo bổ túc nghề (nghề thứ 2), chuyển nghề 300 người 3 Đào tạo công nhân cho dây chuyền 3 (chuyển nghề cũ
và vào nghề mới đối với đối tượng tuyển dụng mới
100 người 4 Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý,
chuyên môn kỹ thuật
120 người
5 Đào tạo tin học ngoại ngữ 200 lượt người
6 Huấn luyện an toàn lao động cho CBCNV Công ty 15000 lượt người
7 Huấn luyện phòng cháy chữa cháy 600 lượt người
8 Học tập, bồi dưỡng tại nước ngoài 60 lượt người
(Nguồn số liệu: Thu thập tại phòng tổ chức lao động Công ty XMHT)
Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, công tác sáng kiến và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phấn đấu mỗi năm có ít nhất 3 đề tài nghiên cứu khoa học và khoảng 60 sáng kiến, giá trị làm lợi của các sáng kiến khoảng trên 1 tỷ đồng/năm.