3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy của CN NHCT TPCT
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
Ban Giám Đốc CN NHCT TPCT Các phòng giao dịch Các phòng ban PGD Ninh Kiều PGD Phong Điền PGD Cái Tắc Phòng Kế toán Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Quản lý rủi ro Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu Phòng Ngân quỹ Quỹ tiết kiệm số 1 Quỹ tiết kiệm số 2 Quỹ tiết kiệm số 3 ĐGD Xuân Khánh Phòng thông tin điện toán
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
+ Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như: thu tiền theo yêu cầu khách hàng (ủy nhiệm chi), mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản giữa Ngân hàng và Ngân hàng trung ương, mua bán các loại sec cho khách hàng có nhu cầu.
+ Phòng tổ chức hành chính: sắp xếp, bố trí cán bộ vào các công việc phù hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của ngân hàng, an ninh, an toàn cho hoạt động đó.
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: thực hiện các khoản cho vay đối với khách hàng, thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, báo cáo thống kê, xây dựng các kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh, vạch ra kế hoạch hoạt động tín dụng.
+ Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, kỳ phiếu.
+ Phòng kiểm soát nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của Ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ một cách đúng đắn, ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra.
+ Phòng quản lý rủi ro: là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro cho Chi nhánh. Quản lý, giám sát việc thực hiện danh mục cho vay đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, dự án, phương án, đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện các chức năng quản lý, đánh giá rủi ro trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng.
+ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các khoản cho vay bằng ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế.
+ Phòng ngân quỹ: là nơi các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt với sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến nhận tại phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền của đơn vị nộp vào tài khoản của Ngân hàng.
+ Phòng thông tin điện toán: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống điện toán tại Chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng thông suốt hoạt động cho hệ thống máy tính của Chi nhánh.
+ Các phòng giao dịch: cũng thực hiện các nhiệm vụ giống như tại hội sở chính như nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán…
3.1.4. Các lĩnh vực hoạt động tại CN NHCT TPCT
Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng và tiết kiệm tích lũy…
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… Cho vay và đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.
- Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình: Đài Loan, Việt Đức và các hiệp định tín dụng khung.
- Thấu chi cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Bảo lãnh tiền
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.
Thanh toán và tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế. - Chuyển tiền nhanh Western Union.
- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, thẻ ATM. - Chi trả kiều hối…
Ngân quỹ
- Mua bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…).
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc…).
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế. - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt.
- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. Các hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. - Tư vấn đầu tư tài chính.
- Cho thuê tài chính.
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán.
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
Để hoàn thiện các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo đà cho sự phát triển và hội nhập, Ngân hàng luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 khu vực:
- Phát triển nguồn nhân lực - Phát triển công nghệ. - Phát triển kênh phân phối.
3.1.5. Quy trình xét duyệt cho vay tại NH
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cần Thơ thực hiện qui trình xét duyệt cho vay như sau:
(1) (2) Căn cứ vào các yếu tố sau
(3) Vấn đề pháp lý Tài sản thế chấp Phương án kinh doanh
(7) (6) (5) (4)
Sơ đồ 02: Qui trình cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cần Thơ
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
Giải thích sơ đồ:
Bước 1: Khi khách hàng đặt quan hệ muốn vay vốn Ngân hàng thì cán bộ tín dụng (CBTD) tại Ngân hàng có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục vay vốn. CBTD kiểm tra hồ sơ về các vấn đề như tính pháp lý của người vay, thẩm định kỹ lưỡng phương án vay vốn, các điều kiện về tài sản thế chấp,…
Bước 2: Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ do CBTD chuyển đến. Tuỳ theo các yếu tố pháp lý, tài sản thế chấp, phuơng án kinh doanh mà CBTD lập Tờ trình thẩm định ghi rõ ý kiến của mình về việc không cho vay hoặc quyết định số lượng tiền vay, thời hạn vay và phương thức giải ngân, kỳ hạn trả nợ và hoàn tất hồ sơ vay. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, trình cho Trưởng phòng Tín dụng (TPTD) phê duyệt.
Bước 3: Kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản bảo đảm,… theo qui định hiện hành. Trình cho Ban giám đốc (BGĐ) phê duyệt. Chịu trách nhiệm trước BGĐ về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của Tờ trình thẩm định do CBTD trình.
Bước 4: Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định do TPTD trình, nếu từ chối khoản vay thì ghi rõ quyết
Khách hàng Ngân hàng
(Cán bộ tín dụng) Trưởng phòngtín dụng
Thanh
định và lý do từ chối của mình vào Tờ trình thẩm định, sau đó gửi phòng tín dụng để soạn thảo văn bản trả lời khách hàng. Hồ sơ được chấp thuận sau đó chuyển về cho CBTD để lập khế ước vay tiền hoặc sổ vay tiền cho khách hàng.
Bước 5: Sau khi thủ tục hoàn tất, sẽ gửi đến bộ phận kế toán để lập phiếu chi tiền. Kế đến chuyển sang bộ phận ngân quỹ để tiến hành giải ngân cho khách hàng.
Bước 6: Bộ phận tín dụng giữ hồ sơ pháp lý của khách hàng và theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ định kỳ.
Bước 7: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra để hoàn tất khoản vay. Khi bên vay trả xong nợ gốc, lãi và phí (nếu có) thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực. Nếu bên vay yêu cầu thì CBTD soạn thảo Biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng để trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý. Trong trường hợp đến ngày đáo hạn, nếu khách hàng có lý do chính đáng xin gia hạn thêm thì phải làm đơn gia hạn kịp thời, nếu không Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và tiến hành các biện pháp cần thiết để thu hồi vốn vay, có thể là phát mãi, thanh lý tài sản thế chấp
3.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁCNĂM 2006-2008 NĂM 2006-2008
Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức rủi ro thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chấp hành đúng quy định của Nhà nước đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Vietinbank Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2006 – 2007 2007 – 2008Chênh lệch Chỉ tiêu Năm2006 Năm2007 Năm2008
Giá trị % Giá trị %
Doanh thu 108.774 121.577 140.344 12.803 11,77 18.767 15,44 Chi phí 97.520 82.981 123.463 -14.539 -14,91 40.482 48,78 Lợi nhuận 11.254 38.596 16.881 27.342 242,95 -21.715 -56,26
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
1 0 8 7 7 4 9 7 5 2 0 1 1 2 5 4 1 2 1 5 7 7 8 2 9 8 1 3 8 5 9 6 1 4 0 3 4 4 1 2 3 4 6 3 1 6 8 8 1 0 2 0 0 0 0 4 0 0 0 0 6 0 0 0 0 8 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 2 0 0 0 0 1 4 0 0 0 0 1 6 0 0 0 0 T r iệ u đ ồ n g 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 N ă m D o a n h t h u C h i p h í L ợ i n h u ậ n
HÌNH 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 – 2008
Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ đã có được những thành công nhất định, lợi nhuận luôn lớn hơn 0. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngân hàng tăng giảm không điều qua ba năm. Cụ thể vào năm 2006 lợi nhuận đạt 11.254 triệu đồng đến năm 2007 tăng mạnh đạt 38.596 triệu đồng tăng 27.342 triệu đồng, tức tăng 242,95%. Có được điều này là do doanh thu năm 2007 tăng 11,77% so với năm 2006 tức tăng 12.803 triệu đồng trong khi chi phí lại giảm 14,91% giảm 14.539 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2007 tăng mạnh do ngân hàng có những chính sách tín dụng hợp lý, tăng các hoạt động cho vay đi đôi với việc sử dụng chi phí phù hợp, sử dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ và thu hút nhiều khách hàng lớn có uy tín. Bước qua năm 2008 lợi nhuận của ngân hàng cũng đạt ở mưc khá cao là 16.881 triệu đồng, tuy nhiên lại giảm mạnh
so với năm 2007 là 21.715 triệu đồng tức giảm 56,26%. Trong năm 2008 doanh thu của ngân hàng tăng 15,44% so với năm 2007 tức tăng 18.767 triệu đồng nhưng chi phí lại tăng cao hơn là 48,78% tức tăng 40.482 triệu đồng, chính điều này đã làm lợi nhuận năm 2008 của ngân hàng giảm mạnh so với năm 2007. Năm 2008 doanh thu tăng lên là do Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay làm cho tổng dư nợ tăng lên, đây là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng, thêm vào đó là các khoản thu từ việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới. Thế nhưng trong năm này, tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn do các ngân hàng khác trên địa bàn cạnh khốc liệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh, cụ thể như: chi phí huy động vốn, chi phí nâng cao chất lượng dịch vụ, chi phí dự phòng rủi ro… Vì thế lợi nhuận năm 2008 giảm mạnh nhưng đó cũng là bàn đạp để Ngân hàng phát triển hơn, khẳng định vị thế và vai trò của mình góp phần đắc lực vào thành tựu kinh tế chung của tỉnh nhà.
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN3.3.1. Thuận lợi 3.3.1. Thuận lợi
- Ngân hàng hoạt động luôn có được sự hỗ trợ hiệu quả của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng như các ban ngành, các cấp uỷ, chính quyền UBND,… sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng.
- Là một trong bốn Ngân hàng lớn của Việt Nam, thời gian hoạt động lâu dài tạo được uy tín với khách hàng.
- Sự quan tâm, động viên, khuyến khích của cán bộ lãnh đạo đúng lúc, kịp thời đã phát huy tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết trong tập thể Ngân hàng.
- Vietinbank Cần Thơ có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố nên khách hàng dễ giao dịch; có điều kiện thuận lợi để nắm bắt thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình, tâm huyết trong công việc, được đào tạo nghiệp vụ một cách căn bản về thể lệ tín dụng và quy trình nghiệp vụ.
- Được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật vì vậy có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong giao dịch, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản,…
- Ngân hàng đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động, cho ra nhiều dịch vụ mới, từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, chỉnh sửa sổ tay tín dụng cho phù hợp với tình hình hiện tại,… tạo thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng.
3.3.2. Khó khăn
- Hiện nay trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có rất nhiều ngân hàng thương mại đang hoạt động và sẽ còn gia tăng trong thời gian sắp tới, vì vậy sự canh tranh giữa các Ngân hàng thương mại sẽ ngày càng trở nên gay gắt.
- Do dịch bệnh, thiên tai nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, gây khó khăn về thu hồi vốn cho Ngân hàng.
- Một khó khăn nữa là về phía người dân, họ vẫn còn thói quen giữ tiền ở nhà. Mặt khác, hiện nay người dân thay vì đem tiền gửi Ngân hàng thì đã xuất hiện thêm nhiều lựa chọn khác như: kinh doanh cổ phiếu, đầu tư bất động sản, đầu tư mua vàng, ngoại tệ,… nên đã gây không ít cản trở trong công tác huy động vốn của Ngân hàng.
- Về phía Ngân hàng thì vẫn chưa có nhiều dịch vụ thu hút khách hàng. Điển hình như dịch vụ thẻ ATM hầu như chỉ dừng lại ở việc trả lương qua thẻ và rút tiền mặt, rất ít các dịch vụ hấp dẫn khác.
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜIGIANSẮP TỚI GIANSẮP TỚI
3.4.1. Thách thức
- Thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, từ 01/04/2007 Việt Nam sẽ mở cửa lĩnh vực Ngân hàng, cho phép Ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại