Trên thương trường, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả thì yếu tố quan trọng nhất quyết định nhất là phải có nguồn vốn vững chắc và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngay từ đầu Vietinbank Cần Thơ đã biết tận dụng huy động nguồn vốn tại chỗ thông qua việc mở thêm các điểm giao dịch trong thành phố và một số quận, huyện có nền kinh tế trọng điểm như Ninh Kiều, Xuân Khánh, Bình Thủy, Phong Điền, Cái Tắc, Khu Công Nghiệp Trà Nóc (hiện nay được tách ra thành chi nhánh Cấp I). Đây cũng là những địa bàn có vị trí chiến lược của Thành phố Cần Thơ, nhờ có lợi thế về địa hình và nguồn lao động phong phú đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội ở đây phát triển rất nhanh. Hoạt động tín dụng và các dịch vụ của Ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển. Thị phần tín dụng ngày càng tăng làm cho uy tín của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với Chi nhánh. Thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho thấy ngân hàng có nguồn vốn tương đối mạnh đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn, đảm bảo khả năng thanh toán và cho vay đối với khách hàng của mình. Tình hình vốn kinh doanh của ngân hàng được thể hiện qua bảng 02.
Qua 3 năm 2006-2008 ta thấy nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng có sự tăng trưởng ổn định, nhưng tỷ lệ vốn huy động còn thấp, tỷ lệ vốn điều chuyển còn chiếm khá cao trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do hoạt động huy động vốn tại chổ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh của Ngân hàng. Số liệu chứng minh là trong năm 2006 tổng nguồn vốn có được là 1.541.914 triệu đồng, trong đó vốn huy động chiếm 32,9% còn vốn điều chuyển chiếm đến 67,1%. Qua năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 1.670.350 triệu đồng, trong đó vốn huy động tăng về lượng nhưng tỷ
trọng giảm còn 30,6% do vốn điều chuyển tăng cao hơn chiếm 69,4% tổng nguồn vốn. Năm 2008, vốn huy động tăng mạnh nên tổng nguồn vốn đạt gần 2.000 tỷ đồng. Cụ thể nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng 42,4%, vốn điều chuyển chiếm 57,6% trên tổng nguồn vốn. Ta có thể thấy rõ hơn diễn biến nguồn vốn của Ngân hàng qua hình 02.
Bảng 02: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
507330 1034584 511369 1158981 827472 1123058 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Năm Vốn huy động Vốn điều chuyển
HÌNH 02: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu GT TT (%) GT TT (%) GT TT (%) GT (%) GT (%) 1.Vốn huy động 507.330 32,9 511.369 30,6 827.472 42,4 4.039 0,80 316.103 61,80 2.Vốn điều chuyển 1.034.584 67,1 1.158.981 69,4 1.123.058 57,6 124.397 12,02 -35.923 -3,10 Tổng 1.541.914 100 1.670.350 100 1.950.530 100 128.436 8,33 280.180 16,77
Qua bảng số liệu ta thấy vốn điều chuyển là loại vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Loại vốn này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nguồn vốn dùng cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tuy nhiên, loại vốn này chủ yếu bổ sung ngắn hạn cho Ngân hàng và lại có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần hạn chế lượng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Năm 2007 lượng vốn này tăng 12,02% tương đương 124.397 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân của viêc gia tăng này là do tình hình huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng không chủ động mà chỉ đáp ứng được 1/3 nguồn vốn hoạt động nên phải phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng tuyến trên. Qua năm 2008 khi lượng vốn huy động tăng lên 61,80% tức tăng 316.103 triệu đồng so với năm 2007, Ngân hàng sẽ giảm bớt lượng vốn điều chuyển về từ Ngân hàng hội sở làm cho lượng vốn này giảm 35.923 triệu đồng, tức giảm 3,10%. Có được điều này là do trong năm 2008 Ngân hàng có những chính sách huy động vốn hợp lý, bên cạnh đó lãi suất huy động lại cao nên thu hút được lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế.