Tình hình dư nợ được phân theo lĩnh vực đầu tư của ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 09: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
Dư nợ lĩnh vực sản xuất kinh doanh: ta thấy ở lĩnh vực này doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng dư nợ thì lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp, khoản trên 20% so với tổng dư nợ theo lĩnh vực đầu tư. Năm 2007, chỉ tiêu này là 142.380 triệu đồng, đã giảm 13,56% so với năm 2006. Trong năm này Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ làm cho dư nợ giảm 22.372 triệu đồng so với năm trước. Qua năm 2008, chỉ số này tăng 21,46%, tăng 30.561 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ của Ngân hàng và dư nợ dồn từ những năm trước để lại.
So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu GT TT (%) GT TT (%) GT TT (%) GT (%) GT (%) Sản xuất kinh doanh 164.707 23,15 142.380 22,38 172.941 25,17 -22.372 -13,56 30.561 21,46 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 65.990 9,28 53.660 8,44 113.469 16,51 -12.330 -18,68 59.809111,46 Tiêu dùng 188.277 26,47 183.128 28,79 183.948 26,77 -5.149 -2,73 820 0,45 Dịch vụ và kinh doanh khác 292.412 41,10 256.970 40,39 216.785 31,55 -35.442 -12,12 -40.185 -15,64 Tổng 711.386 100 636.138 100 687.143 100 -75.248 10,58 51.005 8,02
164707 65990 188277 292412 142380 53660 183128 256970 172941 113469 183948 216785 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Sản xuất kinh doanh
Chế biến, nuôi trồng thủy sản Tiêu dùng
Dịch vụ và kinh doanh khác
HÌNH 09: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
Dư nợ lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản: đây là lĩnh vực đầu tư có dư nợ thấp nhất. Năm 2007 chỉ tiêu này là 53.660 triệu đồng giảm 12.330 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ giảm là 18,68%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 tình hình kinh doanh lĩnh vực này có nhiều biến động bất lợi nên Ngân hàng đa phần chỉ giải ngân cho các khách hàng thân thuộc nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Qua năm 2008 chỉ tiêu này tăng mạnh, tăng 111,46% với số tiền tương ứng là 59.809 triệu đồng. Trong năm 2008 doanh số cho vay lĩnh vực này tăng do chính phủ chỉ đạo cho Ngân hàng hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp thu mua cá tra, cá ba sa nguyên liệu với lãi suất thấp.
Dư nợ tiêu dùng: chiếm tỷ trọng khá lớn, trên 25% và có sự biến động tương đối thấp trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Khoản mục này có giảm vào năm 2007 nhưng không đáng kể, giảm 2,73%. Đến năm 2008, tình hình dư nợ này tăng nhẹ, chiếm 26,77% tổng dư nợ. Điều đó cho thấy Ngân hàng đặc biệt quan tâm đế chỉ tiêu này trong các năm trở lại đây và đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm khách hàng có uy tín để nắm bắt kịp thời nhu cầu vay vốn của các tầng lớp dân cư.
Dư nợ dịch vụ và kinh doanh khác: đây là chỉ tiêu có dư nợ lớn nhất, cụ thể năm 2006 chiếm 41,10% tổng dư nợ, năm 2007 là 40,39% và đến năm 2008 có giảm nhưng cũng khá cao là 31,55%. Ta thấy dư nợ lĩnh vực này có chiều hướng
giảm qua 3 năm; giai đoạn 2006-2007 giảm 35.442 triệu đồng, 2007-2008 tiếp tục giảm 40.185 triệu đồng. Nguyên nhân của viêc giảm sút này là do tình hình thu nợ lĩnh vực đầu tư này giảm dần qua các năm. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng một phần bởi các yếu tố khách quan của kinh tế xã hội trong những năm qua.
4.1.2.4. Phân tích nợ xấua. Nợ xấu theo thời hạn a. Nợ xấu theo thời hạn
Bảng 10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
8289 6979 2911 4010 2104 1102 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung–dài hạn
HÌNH 10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu GT TT (%) GT TT (%) GT TT (%) GT (%) GT (%) Ngắn hạn 8.289 54,29 2.911 42,06 2.104 65,63 -5.378 -64,88 -807 -27,72 Trung–dài hạn 6.979 45,71 4.010 57,94 1.102 34,37 -2.969 -42,54 -2.908 -72,52 Tổng 15.268 100 6.921 100 3.206 100 -8.347 -54,67 -3.715 -53,68
Tình hình nợ xấu của ngân hàng là rất khả quan, giảm mạnh qua từng năm. Năm 2006 nợ xấu là 15.268, qua năm 2007 giảm còn 6.921 triệu đồng giảm 54,67% so với năm 2006 và năm 2008 tiếp tục giảm 53,68% còn 3.206 triệu đồng. Đạt được kết quả trên là do trong những năm gần đây một phần là do công tác triệt tiêu nợ xấu được đẩy mạnh, mặt khác Ngân hàng cho vay có chọn lọc khách hàng hơn nên tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Đây là điều đáng mừng cho ngân hàng, khẳng định công tác tín dụng của ngân hàng là rất tốt, là thế mạnh của ngân hàng. Như vậy rõ ràng tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong những năm gần đây nhìn chung rất khả quan, tốc độ giảm của nợ xấu luôn ở mức khá cao. Để làm rõ hơn về mức độ ảnh hưởng ta tiếp tục xem xét đến các nhân tố khác.
Nợ xấu ngắn hạn: năm 2006 là 8.289 triệu đồng, qua năm 2007 giảm 64,88% còn 2.911 triệu đồng và đến năm 2008 tiếp tục giảm 27,72% còn 2.104 triệu đồng. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động được các khoản thu nợ, khách hàng rất có trách nhiệm trả nợ vay cho ngân hàng.
Nợ xấu dài hạn: cũng giảm mạnh qua từng năm, năm 2007 giảm 42,54% tương ứng giảm 2.969 triệu đồng, còn 4.010 triệu đồng và đến năm 2008 tiếp tục giảm mạnh 72,52% tức giảm 2.908 triệu đồng, còn 1.102 triệu đồng. Đạt dược kết quả khả quan này là do sự nổ lực trong công tác thu nợ của các cán bộ tín dụng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
b. Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư
Nợ xấu đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh: ta thấy nợ xấu lĩnh vực này giảm mạnh qua từng năm. Vào năm 2006 nợ xấu lĩnh vưc này chiếm tỷ trọng lớn nhất với 46,53% tổng nợ xấu, tương đương số tiền 7.104 triệu đồng. Nhưng qua năm 2007 thì nợ xấu lĩnh vực này giảm mạnh còn 1.309 triệu đồng, tức giảm 81,57% tương số tiền 5.795 triệu đồng; và đến năm 2008 tiếp tục giảm 37,43%, chỉ còn 819 triệu đồng. Đạt đươc kết quả này là do trong thời gian này tình hình thi trương bất đông sản có biểu hiện nóng trở lại; thêm vào đó cán bộ tín dụng đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác cho vay cũng như viêc giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
7104 939 3771 3454 1309 1178 2562 1872 819 693795 899 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm
Sản xuất kinh doanh
Chế biến, nuôi trồng thủy sản Tiêu dùng
Dịch vụ và kinh doanh khác
HÌNH 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu GT TT (%) GT TT (%) GT TT (%) GT (%) GT (%) Sản xuất kinh doanh 7.104 46,53 1.309 18,91 819 25,55 -5.795 -81,57 -490 -37,43 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 939 6,15 1.178 17,02 693 21,62 239 25,45 -485 -41,17 Tiêu dùng 3.771 24,70 2.562 37,02 795 24,80 -1.209 -32,06 -1.767 -68,97 Dịch vụ và kinh doanh khác 3.454 22,62 1.872 27,05 899 28,03 -1.582 -45,80 -973 -51,98 Tổng 15.268 100 6.921 100 3.206 100 -8.347 -54,67 -3.715 -53,68
Nợ xấu đối với lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản: có sự biến động qua từng năm. Năm 2007 nợ xấu lĩnh vực này tăng 25,45%, tăng 239 triệu đồng. Qua năm 2008 giảm 41,17% còn 693 triệu đồng. Cũng như phân tích ở trên trong năm 2007 nợ xấu tăng là do tình hình khó khăn trong lĩnh vực này khiến cho một số khách hàng không kịp quay vòng vốn nên gặp khó trong viêc trả nợ. Tuy nhiên giá trị gia tăng không cao nên cũng không đáng lo ngại lắm. Đến năm 2008 tình hình lĩnh vực này đươc cải thiện đáng kể do tìm được thị trường mới trong nước, nên khách hàng lĩnh vực này chủ động hơn trong viêc trả nợ cho ngân hàng. Từ đó làm cho nợ xấu lĩnh vực này giảm xuống.
Nợ xấu đối với lĩnh vực tiêu dùng: tuy có tỷ trọng tương đối cao nhưng nhìn chung đang có chiều hướng giảm mạnh. Năm 2007 giảm 1.209 triệu đồng, tốc độ 32,06% và năm 2008 giảm đến 68,97% tức giảm 1.767 triệu đồng, chỉ còn 795 triệu đồng. Do vay tiêu dùng chủ yếu để giải quyết viêc thiếu vốn cấp bách nên việc trả nợ của khách hàng lĩnh vực này cũng dễ dàng hơn, bên cạnh đó thị trường bất động sản hồi phục dần cũng tạo điều kiên thuận lợi hơn cho khách hàng trả nợ. Chính vì nhưng lý do trên mà nợ xấu lĩnh vực này giảm xuống trong những năm qua.
Nợ xấu đối với lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác: tương tự như trên nợ xấu lĩnh vực này giảm mạnh qua các năm. Năm 2007 giảm 1.582 triệu đồng, tốc độ 45,80%; năm 2008 giảm 51,98%, tức giảm 973 triệu đồng. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế Cần Thơ phát triển mạnh, thu nhập người dân tăng lên làm cho nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ tăng lên đáng kể; bên cạnh đó, chính quyền địa phương thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh, do đó khả năng trả nợ lĩnh vực này tăng lên.
4.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHINHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TP CẦN THƠ NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TP CẦN THƠ
Bảng12: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008
Doanh số thu nợ Triệu đồng 3.336.538 3.029.388 2.940.289
Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.002.658 637.762 661.641
Dư nợ Triệu đồng 711.386 636.138 687.143
Vốn huy động Triệu đồng 507.330 511.369 827.472
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.541.914 1.670.350 1.950.530 Doanh số cho vay Triệu đồng 2.753.994 2.954.140 2.991.294
Nợ xấu Triệu đồng 15.268 6.921 3.206 Vòng quay vốn tín dụng lần 3,33 4,75 4,44 Dư nợ /vốn huy động % 140,22 124,40 83,04 Vốn huy động /Nguồn vốn % 32,90 30,61 42,42 Tỷ lệ thu nợ % 121,15 102,55 98,29 Nợ xấu/dư nợ % 2,15 1,09 0,47 Dư nợ / nguồn vốn % 46,14 38,08 35,23
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
4.2.1. Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cho vay của Ngân hàng. Nhìn chung tốc độ luân chuyển đồng vốn của Ngân hàng khá cao, cụ thể năm 2006 là 3.33 lần, năm 2007 tăng lên 4,75 lần. Sang năm 2008 là 4,44 lần; điều này chứng tỏ vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là tương đối lớn, đồng nghĩa với tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng đã được nâng cao qua từng năm, tuy lợi nhuận không cao nhưng đồng vốn cũng đã được luân chuyển qua nhiều khách hàng khác nhau, giúp cho đồng vốn của Ngân hàng không bị ngừng trệ.
4.2.2. Dư nợ trên vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Tỉ lệ này của ngân hàng có chiều hướng giảm, năm 2006 là 140,22%, qua năm 2007 là 124,40% và năm 2008 chỉ còn 83,04%. Trong năm 2006 và năm 2007 tỷ số này khá lớn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng là tương đối tốt, thế nhưng Ngân hàng cần xem xét lại tình hình huy động vốn sao cho cân đối với nhu cầu vốn của khách hàng. Năm 2008 chỉ số này dưới 100% cho thấy hiệu quả sử dung vốn huy động năm nay chưa tốt, thế nhưng cũng cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng được đẩy mạnh, điều đó cho thấy nguồn vốn huy động dần trở thành nguồn vốn kinh doanh chính của Ngân hàng. Tuy nhiên nếu không tận dụng tốt nguồn vốn này ngân hàng sẻ bỏ ra chi phí vô ích. Do đó trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần cân đối trong việc tạo vốn và sử dụng vốn để hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả tốt nhất.
4.2.3. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Ngân hàng cho vay chủ yếu từ nguồn vốn huy động tại chỗ. Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của Ngân hàng. Nhìn vào bảng ta thấy, vốn huy động tăng ổn định qua các năm. Trong năm 2007 chỉ số này là 30,61%, qua đến năm 2008 chỉ số tăng đạt 42,42%. Cho thấy chi nhánh đã khắc phục những hạn chế qua các năm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực, trong đó quan trọng là chiến lược về khách hàng, lãi suất được áp dụng linh hoạt cụ thể tuỳ theo từng đối tượng vay để nâng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ngày càng cao hơn. Đây là một tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng vì lượng vốn này càng tăng thì Ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh và lợi nhuận cũng ổn định hơn vì phí điều chuyển vốn từ ngân hàng Hội sở vẫn ở mức cao hơn phí huy đông tại chỗ.
4.2.4. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (hay còn gọi là tỉ lệ thu nợ) phản ánh kết quả thu nợ của ngân hàng, cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Tỉ lệ này dùng để đánh giá khả năng và hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả tín dụng trong công tác thu nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.
Qua những tỉ số này ta thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng tương đối cao tuy có giảm nhưng hiệu quả vẫn cao hơn các ngân hàng khác trên địa bàn. Cụ thể năm 2006 đạt được 121,15% tức là cứ 100 đồng doanh số cho vay ngân hàng thu về được 121,15 đồng khi đến kỳ hạn; năm 2007 là 102,55% và năm 2008 là 98,29%. Đây thực sự là một kết quả khả quan cần được tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ của ngân hàng.
4.2.5. Nợ xấu trên dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại tại một thời điểm nào đó. Với tình hình nợ xấu giảm qua các năm thì tỷ số này cũng giảm theo. Nhìn chung chỉ tiêu này thấp, dưới 5% và giảm mạnh qua từng năm. Năm 2006 tỷ lệ này là 2,15%, năm 2007 giảm xuống còn 1,09% và năm 2008 chỉ còn 0,47%. Có được điều này là do ngân hàng có sự nổ lực trong công việc từ ban giám đốc cho đến các nhân viên, không ngừng nâng cao nghiêp vụ tín dung. Với kết quả này có thể khẳng định công tác tín dụng tại Chi nhánh là có hiệu quả, luôn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng.
4.2.6. Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng vốn của ngân hàng và hoạt động của ngân hàng có tập trung vào viêc cấp tín dụng hay không. Qua 3 năm ta thấy tỷ số này có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ này là 46,14%, năm 2007 là 38,08% và năm 2008 còn 35,23%. Điều này cho thấy ngân hàng dần có thêm những hình thức kinh doanh dịch vụ mới, đa dạng hóa đầu tư chứ không chỉ đơn thuần là cho vay nữa. Đứng trước tình hình cạnh tranh khốc liệt trong ngành ngân hàng như hiện nay thì Ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro. Đó cũng là chiến lược không chỉ riêng cho Vietinbank Cần Thơ mà còn cả các ngân hàng khác trên địa bàn theo xu hướng cạnh tranh mới.
4.3. NHẬN XÉT CHUNG
4.3.1.Về khả năng điều hành hoạt động kinh doanh