4.1.2.1. Phân tích doanh số cho vay
a. Doanh số cho vay theo thời hạn
Mục đích kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay lại với lãi suất cao hơn nhằm tìm ra nguồn lợi nhuận. Do đó, công tác cho vay là hoạt động chủ chốt của tất cả các ngân hàng. Trong những năm qua Vietinbank Cần Thơ không ngừng mở rộng thị phần, tìm nguồn khách hàng mới cho ngân hàng và được thể hiện rõ nét qua doanh số cho vay của ngân hàng.
Bảng 04: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
2277784 476210 2413550 540590 2649187 342107 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung–dài hạn
HÌNH 04: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN
Bảng số liệu cho thấy tổng doanh số cho vay tăng dần qua mỗi năm. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 2.413.550 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2006 là 5,96%. Sang năm 2008 tăng thêm 235.637 triệu đồng, đạt được 2.649.187 triệu đồng, tốc độ gia tăng là 9,76% so với năm 2007. Nhìn chung, trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm
So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu GT TT (%) GT TT (%) GT TT (%) GT (%) GT (%) Ngắn hạn 2.277.784 82,71 2.413.550 81,70 2.649.187 88,56 135.766 5,96 235.637 9,76 Trung–dài hạn 476.210 17,29 540.590 18.30 342.107 11,44 64.380 13,52 -198.483 -36,72 Tổng 2.753.994 100 2.954.140 100 2.991.294 100 200.146 7,27 37.154 1,26
tỷ trọng khá cao (trên 80%) so với doanh số cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Bên cạnh đó, địa bàn Thành phố Cần Thơ tuy đa dạng về ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn hạn. Hơn nữa mục đích của tín dụng ngắn hạn phù hợp với công tác cho vay của Ngân hàng Công thương là bổ sung nguồn vốn sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, cho tiêu dùng cá nhân… Từ đó, chúng ta có thể nhận ra rằng doanh số cho vay ngắn hạn sẻ tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay trong thời gian tới.
Doanh số cho vay trung và dài hạn: mục đích cho vay trung và dài hạn là cung cấp môt lượng vốn lớn để khách hàng phát triển qui mô sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị mới… Lĩnh vực cho vay này chiếm tỷ trọng khá thấp (dưới 20%) trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn. Cụ thể năm 2006 chiếm tỷ trọng là 17,29%, năm 2007 chiếm 18,30% và năm 2008 giảm còn 11,44% so với tổng doanh số cho vay theo thời hạn. Nguyên nhân là do lĩnh vực cho vay này tồn tại khá nhiều rủi ro: vốn vay lớn, thời hạn hoàn vốn dài nên nguy cơ mất vốn cao. Nhìn chung chỉ tiêu này có sự biến động qua từng năm, cụ thể năm 2007 chỉ tiêu này tăng13,52%, tức tăng 64.380 triệu đồng so với năm 2006. Nhưng qua năm 2008 chỉ tiêu này giảm mạnh, giảm 36,72%, tương đương 198.483 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình biến động trên là do trong năm 2007, trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa nên nhu cầu vốn cho việc đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị kỹ thuật tăng cao nên cho vay trung và dài hạn cũng tăng theo. Sang năm 2008, do tình hình kinh tế thị trường trên địa bàn cũng ảnh hưởng từ sự tác động của nền kinh tế chung toàn cầu nên Ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc cho vay các dự án, vì thế Ngân hàng tập trung nguồn vốn để phát triển cho vay ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro do tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp.
b. Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư
Tình hình cho vay của ngân hàng theo lĩnh vực đầu tư qua 3 năm 2006-2008 được trình bày rõ ở bảng 05
- Cho vay sản xuất kinh doanh: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt trên 50% tổng doanh số cho vay. Năm 2007 chỉ tiêu này là 1.807.496 triệu đồng, tăng 44,91% so với
năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này một phần là do đây là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO nên nhu cầu vốn cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập. Sang năm 2008, do ảnh hưởng khách quan của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát trong những quý đầu năm này đã ảnh hưởng phần nào đến doanh số cho vay trong năm, tuy nhiên tốc độ giảm không đáng kể, chỉ có 6,25%. Ngân hàng cần xem xét lại công tác cho vay đối tượng này vì đây là những khách hàng chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 05: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu GT TT (%) GT TT (%) GT TT (%) GT (%) GT (%) Sản xuất kinh doanh 1.247.375 45,29 1.807.496 61,19 1.694.512 56,65 560.139 44,91 -112.984 -6,25 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 300.562 10,91 268.900 9,10 400.270 13,38 -31.662 -10,53 131.370 48,85 Tiêu dùng 524.330 19,05 310.560 10,51 298.630 9,98 -213.770 -40,77 -11.930 -3,84 Dịch vụ và kinh doanh khác 681.727 24,75 567.184 19,20 597.882 19,99 -114.543 -16,80 30.698 5,41 Tổng 2.753.994 100 2.954.140 100 2.991.294 100 200.146 7,27 37.154 1,26
1247375 300562 524330 681727 1807496 268900310560 567184 1694512 400270 298630 597882 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm
Sản xuất kinh doanh
Chế biến, nuôi trồng thủy sản Tiêu dùng
Dịch vụ và kinh doanh khác
HÌNH 05: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
- Cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản: đây là lĩnh vực cho vay có tỷ trọng tương đối thấp, chiếm khoản 10%. Cụ thể năm 2006 doanh số lĩnh vực cho vay này chiếm 10,91%, năm 2007 chiếm 9,1% và năm 2008 tăng lên đạt 13,38%. Trong năm 2007 doanh số cho vay lĩnh vực này có giảm nhẹ so với năm trước là 10,53% Nguyên nhân là do chi phí đầu vào của lĩnh vưc sản xuất này tăng, bên canh đó nhiều hộ nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn như thời tiết khô hạn, môi trường nước bị ô nhiễm làm cá chết hàng loạt, trước tình trạng đó có nhiều hộ nuôi cá dạng nhỏ lẻ bị phá sản trắng tay do gánh nặng của vốn vay ngân hàng và có lúc cá nguyên liệu bị rớt giá thê thảm, không có thị trường đầu ra. Qua năm 2008 doanh số cho vay lĩnh vực này tăng mạnh, tăng 131.370 triệu đồng đạt tốc độ tăng là 48,85% so với năm 2007. Đạt được sự tăng trưởng này là do trong năm này sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá, các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng; mặc khác Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng hổ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vay vốn với lãi suất thấp để thu mua cá tra, cá ba sa nguyên liệu nên đã góp phần tích cực giải quyết khó khăn cho các hộ nuôi.
- Cho vay tiêu dùng: đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng khá cao; chủ yếu là cho vay nhằm mục đích đầu tư mua xe, đầu tư xây cất và sửa chữa nhà đất, cho vay du học. Nhưng doanh số cho vay của lĩnh này lại giảm dần qua 3 năm. Năm 2006 đạt được 524.330 triệu đồng chiếm đến 19,05% tổng doanh số cho vay. Năm 2007 tiền vay giảm xuống 40,77% chỉ còn 310.560 triệu đồng, nhưng năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục giảm xuống 3,84%, đạt 298.630 triệu đồng với tỷ trọng 9,98% thấp nhất trong tổng doanh số cho vay. Tình hình có biến động như trên là do lãi suất cho vay trong thời gian này khá cao, thị trường nhà đất đóng băng, Nhà nước điều chỉnh mức lương kịp thời nên nhu cầu vay vốn của người dân chưa cấp thiết lắm. Tuy nhiên đây là lĩnh vực cho vay đầy triển vọng nên ngân hàng cần sớm đưa ra nhưng chính sách tín dụng hợp lý để thu hút khách hàng.
- Cho vay dịch vụ và kinh doanh khác: đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay lĩnh vực này chiếm 24,75%, năm 2007 chiếm 19,20% và năm 2008 là 19,99%. Tín dụng đối với lĩnh vực này là cung cấp vốn vay cho người dân để ứng phó với tình trạng thiếu vốn tạm thời và một số ngành nghề lĩnh vực như: khách sạn, nhà hàng, vận tải... Năm 2007 ngân hàng cho vay được 567.184 triệu đồng giảm 16,80% so với năm 2006. Nguyên do là đăc điểm của ngành dịch vụ chủ yếu cần vốn đầu tư ban đầu; mà trong năm 2007 các lĩnh vưc dịch vụ đã đi vào hoạt động ổn định nên nhu cầu vốn năm này không còn nhiều như năm 2006 nữa. Năm 2008 doanh số cho vay là 597.882 triệu đồng tăng 30.698 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm nay các nhà hàng khách sạn cần vốn để sửa sang nâng cấp đón năm du lịch quốc gia mà ở Cần Thơ là tâm điểm “miệt vườn sông nước Cửu Long”.
4.1.2.2. Phân tích tình hình thu nợa. Doanh số thu nợ theo thời hạn: a. Doanh số thu nợ theo thời hạn:
Rủi ro luôn là yếu tố ẩn chứa trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, yếu tố rủi ro lớn nhất là không thu được nợ khi cho vay. Trong 3 năm qua, ngân hàng luôn thực hiện phương châm tín dụng là “chất lượng, an toàn, hiệu quả”. Trong công tác tín dụng với doanh số cho vay ngày càng cao thì việc thu hồi vốn cho ngân hàng cần được chú trọng. Tình hình thu nợ qua 3 năm được thể hiện như sau:
Bảng 06: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
2695834 640704 2421017 608371 2521137 419152 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung–dài hạn
HÌNH 06: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN
Nhìn chung doanh số thu nợ của Vietinbank Cần Thơ là khá cao, tuy có sự sụt giảm dần qua từng năm. Cụ thể năm 2006 đạt 3.336.538 triệu đồng, năm 2007 thu được 3.029.388 triệu đồng với tốc độ giảm là 9,21%. Năm 2008 doanh số thu nợ đạt 2.940.289 với tốc độ giảm là 2,94% so với năm trước. Nguyên nhân do khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, sinh lời nên khả năng trả nợ
So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu GT TT (%) GT TT (%) GT TT (%) GT (%) GT (%) Ngắn hạn 2.695.834 80,80 2.421.017 79,92 2.521.137 85,74 -274.817 -10,19 100.120 4,14 Trung–dài hạn 640.704 19,20 608.371 20,08 419.152 14,26 -32.333 -5,05 -189.219 -31,10 Tổng 3.336.538 100 3.029.388 100 2.940.289 100 -307.150 -9,21 -89.099 -2,94
mại dịch vụ,… chưa thích ứng kịp thời với sự hội nhập nên hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả.
Trong tổng số thu nợ thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, bình quân trên 80%. Vì ngân hàng chủ yếu cung cấp vốn tín dụng ngắn hạn nên doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn có sự biến động tăng giảm qua từng năm. Cụ thể năm 2007 chỉ tiêu này giảm 10,19% so với năm 2006. Sự giảm sút này là do trong năm 2007 chúng ta gặp nhiều khó khăn như giá cả của nhiều vật tư nguyên liệu đầu vào quan trọng phải nhập khẩu tăng cao, các doanh nghiệp không chủ động kịp thời giá đầu ra của sản phẩm nên phần nào ảnh hưởng đến viêc kinh doanh của các doanh nghiệp. Qua năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 100.120 triệu đồng với tốc độ tăng là 4,14% so với năm 2007. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng đã tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ vay, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ nhờ vậy mà các tổ chức ngành nghề kinh tế được ngân hàng cho vay kinh doanh có hiệu quả, trả nợ đúng hạn.
Về doanh số thu nợ trung và dài hạn: nhìn chung doanh số thu nợ lĩnh vực này có tỷ trọng thấp và có chiều hướng biến động cùng chiều với tổng doanh số thu nợ, giảm dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 giảm 32.333 triệu đồng với tốc độ giảm là 5,05% so với năm 2006 và qua năm 2008 tiếp tục giảm 189.219 triệu đồng, tốc độ giảm là 31,10% so với năm 2007. Nguyên nhân là do những năm gần đây tình hình cho vay lĩnh vực này thấp để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác trong tương lai, để có thể đạt kết quả lợi nhuận cao hơn nữa thì cần phải có một sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng của toàn chi nhánh và do việc chú trọng vào tín dụng ngắn hạn đã làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng trong những năm qua không có sự cân đối trong thu nợ. Chính vì thế ngân hàng càng chú trọng hơn nữa trong công tác tín dụng trung và dài hạn để góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu tín dụng trung và dài hạn được phát triền đúng mức và không vượt quá giới hạn cho phép thì đây là nguồn thu lợi nhuận tốt cho ngân hàng.
b. Doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư
Để thấy rõ tình hình thu nợ của ngân hàng thu theo lĩnh vực đầu tư, ta quan sát bảng 7 sau đây.
- Thu nợ sản xuất kinh doanh: Theo bảng số liệu ta thấy, tình hình thu nợ đối với lĩnh vực này có sự biến động qua các năm, chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2007, chỉ tiêu này giảm 18,10%, tương ứng với 281.153 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do tình hình thị trường có nhiều biến động bất lợi cho sản xuất kinh doanh như: giá cả đầu vào tăng do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, thị trường đầu ra không ổn định… Qua năm 2008, các doanh nghiệp bắt đầu quen dần với nền kinh tế hội nhập nên việc sản xuất kinh doanh từng bước đi vào ổn định làm cho chỉ tiêu này có xu hướng tăng trở lai, tăng 77.388 triệu đồng đạt doanh số thu nợ lĩnh vực này là 1.349.782 triệu đồng.
Bảng 07: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu GT TT (%) GT TT (%) GT TT (%) GT (%) GT (%) Sản xuất kinh doanh 1.553.547 46,56 1.272.394 42,00 1.349.782 45,91 -281.153 -18,10 77.388 6,08 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 352.434 10,56 314.194 10,37 422.499 14,37 -38.240 -10,85 108.305 34,47 Tiêu dùng 726.375 21,77 832.650 27,49 618.228 21,03 106.275 14,63 -214.422 -25,75 Dịch vụ và kinh doanh khác 704.182 21,11 610.150 20,14 549.780 18,69 -94.032 -13,35 -60.370 -9,89 Tổng 3.336.538 100 3.029.388 100 2.940.289 100 -307.150 -9,21 -89.099 -2,94
1553547 352434 726375 704182 1272394 314194 832650 610150 1349782 422499 618228 549780 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm
Sản xuất kinh doanh
Chế biến, nuôi trồng thủy sản Tiêu dùng
Dịch vụ và kinh doanh khác
HÌNH 07: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
- Thu nợ chế biến, nuôi trồng thủy sản: cũng có sự biến động tăng giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2007 giảm 38.240 triệu đồng với tốc độ giảm là 10,85% so với năm 2006; nhưng qua năm 2008 thì chỉ tiêu này tăng 108.305 triệu đồng với tốc độ 34,47%, đạt 422.499 triệu đồng. Nguyên nhân chỉ tiêu này giảm vào năm 2007 là do người dân bị thua lỗ trong việc nuôi cá da trơn nên vẫn còn một số hộ, cá thể đến gia hạn nợ vì không có đủ khả năng trả. Đến năm 2008 các