GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ " ppt (Trang 68)

b. Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư

5.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Công tác nâng cao chất lượng tín dụng là công việc thường xuyên và là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. Do an toàn và hiệu quả trở thành một nguyên tắc quan trọng của tín dụng trong cơ chế thị trường, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm hiệu quả đồng thời trên cả ba phương diện: ngân hàng có thu nhập để bù đắp chi phí và có lãi, người vay có vốn để hoàn thành phương án sản xuất kinh doanh có tích luỹ, khoản tín dụng phù hợp với yêu cầu tăng trưởng nền kinh tế quốc dân Trong phạm vi khả năng của mình, tôi xin đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của các tổ chức tín dụng hiện nay như sau:

- Về tổ chức, đào tạo bố trí cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng là yếu tố đầu tiên và quan trọng đối với công tác tín dụng ngân hàng. Những cán bộ có trình độ, có kinh nghiêm, có đạo đức phẩm chất tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng. Vì thế để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, trứớc hết phải nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, yếu tố con người là quyết định. Thường xuyên tiến hành đào tạo về trình độ nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng. Việc bố trí công tác phải xem xét các tiêu chí trên, bố trí đúng người, đúng việc, có tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, khen thưởng kịp thời đồng thời xử lý nghiêm khắc các sai phạm nếu có. Nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, kỹ thuật thẩm định dự án được hoàn thiện, hiểu biết về kinh doanh trong xu thế hợp tác hội nhập với nước ngoài.

Công tác kiểm soát phải được làm thường xuyên và chặt chẽ hơn nữa nhằm phát hiện kịp thời và ngăn chăn những sai sót. Qua đó có những biện pháp xử lý ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra

- Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả:Xây dựng một chính sách cho vay nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế để bảo đảm nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận liên quan tại ngân hàng dưới hình thức văn bản cụ thể.

- Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng: Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro

và nâng cao chất lượng của từng khoản vay. Tại các ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, các quy trình tín dụng đã được ban hành chặt chẽ và cụ thể hoá theo từng loại tín dụng. Tuy nhiên, cần phải chi tiết hơn với từng loại cho vay, từng loại khách hàng, cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết về hướng dẫn lập tờ trình, hướng dẫn phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ,… đồng thời ngăn chặn việc làm sai, làm không đầy đủ gây hậu quả xấu.

- Xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng: khi nhân viên tín dụng tiến hành xếp hạng khách hàng sẽ giúp họ quản lý các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng do không nắm bắt được tình hình thực tế của khách hàng. Khi xếp hạng sẽ mang lại những lợi ích sau:

+ Cho phép họ có nhận định chung về rủi ro các khoản cho vay.

+ Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất , từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.

+ Nhân viên có thể xác định được khi nào cần tăng sự giám sát.

+ Là cơ sở để xác định mức dự phòng rủi ro. Việc xếp hạng khách hàng phải được thực hiện với tất cả khách hàng, không phân biệt khách hàng cũ hay mới, không cho khách hàng biết việc đánh giá rủi ro về khoản tiền cho vay trong mọi trường hợp để tránh tình trạng khách hàng làm sai lệch thông tin. Sau khi xếp hạng khách hàng nếu có sự thay đổi về khả năng trả nợ của khách hàng phải tiến hành đánh giá lại.

- Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng:

Đây là nội dung giữ vị trí quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng và phòng ngừa rủi ro. Đối với công tác cho vay của ngân hàng, trong tất cả các bước thì thẩm định là bước quan trọng nhất để quyết định việc giải ngân. Nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ thì ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro. Khi rủi ro tín dụng nảy sinh sẽ làm đồng vốn kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Chính vì những vấn đề nan giải này mà trước khi cho vay, cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng xẩy ra do chủ quan hay khách quan là các biến cố không lường. Nhiệm vụ đặt ra cho ngân hàng là phải hình thành và nâng cao chất lượng hoạt động của công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Cán bộ tín dụng ngoài giỏi chuyên môn nghiệp vụ

cần phải giỏi công tác quần chúng, tạo mối quan hệ gắn bó với mọi tầng lớp để nắm thông tin khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh của ngành nghề, đối tượng dân cư mà đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế đầu tư đúng mục đích nâng cao hiệu quả và an toàn vốn vay.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát từ khâu bắt đầu lập hồ sơ cho vay đến khi thu hết nợ gốc.

- Công tác quản lý và xử lý nợ: thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng khoản nợ quá hạn, đôn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm,… để có những biện pháp thích hợp, kịp thời giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ cho ngân hàng. Có biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay. Các biện pháp xử lý nợ theo quy định hiện nay có thể thực hiện bao gồm: gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Hoạt động trong môi trường đầy cạnh tranh về mọi mặt và ngày càng trở nên khốc liệt hơn, ngân hàng đã thể hiện được bản lĩnh, vai trò và chức năng của mình. Thông qua việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank Cần Thơ, tôi thấy Ngân hàng ngày càng phát triển và tự khẳng định vị trí tiên phong của mình đối với nền kinh tế địa phương. Trong ba năm phân tích ta thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng rất có hiệu quả. Nguồn vốn huy động có chiều hướng tăng đáng kể và sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2009; từ đó Ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng vốn cho vay. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đạt giá trị cao, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn ở mức thấp. Vì thế có thể khẳng định hoạt động tín dụng là thế mạnh vượt bật của Ngân hang

Trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, để đối phó với sự thâm nhập mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài và sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thương mại trong nước Vietinbank không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Và chi nhánh Ngân hàng Công Thơ Cần Thơ luôn làm khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương châm:“Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại” 6.2. KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tâp tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong ngân hàng đã giúp cho em thêm hiểu biết về hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua phân tích tình hình hoạt động tín dung tại Ngân hàng cho thấy ngân hàng đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế tại Cần Thơ. Nhằm để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Cần Thơ, em xin có một số kiến nghị sau:

- Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng khi cho vay dù món vay lớn hay nhỏ, để thẩm định thật chính xác nhằm hạ thấp rủi ro tín dụng xuống thấp nhất.

- Cần chú trọng viêc cho vay nhỏ lẻ, vì tuy số tiền ít nhưng số lượng nhiều sẻ tạo ra một khoản lợi nhuận lớn cho Ngân hàng và phân tán được rủi ro.

- Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, phía Ngân hàng cần xem xét điều tra thông tin khách hàng nhằm đưa ra phương hướng xử lý chính xác. Có thể cho khách hàng vay thêm để tiếp tục kinh doanh nếu xét thấy phương án kinh doanh có hiệu quả và thiện chí trả nợ tốt của khách hàng. Còn đối với những khoản nợ khó thu hồi thì cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền đia phương để giải quyết.

- Thường xuyên cho cán bộ, nhân viên trong chi nhánh theo học các lớp bồi dưỡng cán bộ, nâng cao nghiệp vụ.

- Cần đẩy mạnh công tác Marketing bằng các hình thức khuyến mãi, quảng cáo, quảng bá sản phẩm, thương hiệu trên thông tin đại chúng, tài trợ các chương trình, các hoạt động xã hôi...

- Mở thêm các điểm giao dịch trong địa bàn, nơi tập trung nhiều thành phần kinh tế như: trung tâm thương mai Cái Khế, sân bay Trà Nóc, Nam sông Cần thơ.

- Hiện nay trên địa bàn Cần Thơ xuất hiện nhiều ngân hàng làm cho hoạt đông kinh doanh tiền tệ có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Do đó, Ngân hàng cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình hơn nữa như: phát huy thương hiệu sẵng có, thực hiện các chính sách thu hút khách hàng hợp lý, phát triển nhiều dịch vụ hấp dẫn…

- Đoàn kết phát huy sức mạnh tập thể để cùng nhau giải quyết tốt các vấn đề khó khăn chung nhằm vận hành tốt bộ máy tổ chức của ngân hàng và phát huy phương châm hoạt động của Vietinbank là“Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---000---

1. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam, 2006.

2. “Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống NHCT VN” (2006).

3. Ths.Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2008). Giáo trình Quản trị ngân hàng, Đại học Cần Thơ.

4. Ths.Thái Văn Đại, (2008). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng, Đại học Cần Thơ.

5. TS. Lưu Thanh Đức Hải, (2007). Giáo trình Marketing ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, thương mại – dịch vụ, NXB Thống kê.

6. Một số bài báo trong Tạp chí ngân hàng Công thương, Tạp chí tài chính.

Các website:

http://www.vietinbank.com.vn http://vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ " ppt (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)