b. Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư
4.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TP CẦN THƠ
Bảng12: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008
Doanh số thu nợ Triệu đồng 3.336.538 3.029.388 2.940.289
Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.002.658 637.762 661.641
Dư nợ Triệu đồng 711.386 636.138 687.143
Vốn huy động Triệu đồng 507.330 511.369 827.472
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.541.914 1.670.350 1.950.530 Doanh số cho vay Triệu đồng 2.753.994 2.954.140 2.991.294
Nợ xấu Triệu đồng 15.268 6.921 3.206 Vòng quay vốn tín dụng lần 3,33 4,75 4,44 Dư nợ /vốn huy động % 140,22 124,40 83,04 Vốn huy động /Nguồn vốn % 32,90 30,61 42,42 Tỷ lệ thu nợ % 121,15 102,55 98,29 Nợ xấu/dư nợ % 2,15 1,09 0,47 Dư nợ / nguồn vốn % 46,14 38,08 35,23
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
4.2.1. Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cho vay của Ngân hàng. Nhìn chung tốc độ luân chuyển đồng vốn của Ngân hàng khá cao, cụ thể năm 2006 là 3.33 lần, năm 2007 tăng lên 4,75 lần. Sang năm 2008 là 4,44 lần; điều này chứng tỏ vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là tương đối lớn, đồng nghĩa với tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng đã được nâng cao qua từng năm, tuy lợi nhuận không cao nhưng đồng vốn cũng đã được luân chuyển qua nhiều khách hàng khác nhau, giúp cho đồng vốn của Ngân hàng không bị ngừng trệ.
4.2.2. Dư nợ trên vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Tỉ lệ này của ngân hàng có chiều hướng giảm, năm 2006 là 140,22%, qua năm 2007 là 124,40% và năm 2008 chỉ còn 83,04%. Trong năm 2006 và năm 2007 tỷ số này khá lớn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng là tương đối tốt, thế nhưng Ngân hàng cần xem xét lại tình hình huy động vốn sao cho cân đối với nhu cầu vốn của khách hàng. Năm 2008 chỉ số này dưới 100% cho thấy hiệu quả sử dung vốn huy động năm nay chưa tốt, thế nhưng cũng cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng được đẩy mạnh, điều đó cho thấy nguồn vốn huy động dần trở thành nguồn vốn kinh doanh chính của Ngân hàng. Tuy nhiên nếu không tận dụng tốt nguồn vốn này ngân hàng sẻ bỏ ra chi phí vô ích. Do đó trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần cân đối trong việc tạo vốn và sử dụng vốn để hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả tốt nhất.
4.2.3. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Ngân hàng cho vay chủ yếu từ nguồn vốn huy động tại chỗ. Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của Ngân hàng. Nhìn vào bảng ta thấy, vốn huy động tăng ổn định qua các năm. Trong năm 2007 chỉ số này là 30,61%, qua đến năm 2008 chỉ số tăng đạt 42,42%. Cho thấy chi nhánh đã khắc phục những hạn chế qua các năm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực, trong đó quan trọng là chiến lược về khách hàng, lãi suất được áp dụng linh hoạt cụ thể tuỳ theo từng đối tượng vay để nâng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ngày càng cao hơn. Đây là một tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng vì lượng vốn này càng tăng thì Ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh và lợi nhuận cũng ổn định hơn vì phí điều chuyển vốn từ ngân hàng Hội sở vẫn ở mức cao hơn phí huy đông tại chỗ.