VỀ CÔNG TÁC THU NỢ

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ " ppt (Trang 66 - 68)

b. Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư

5.3.VỀ CÔNG TÁC THU NỢ

Thu nợ là công tác quan trọng thứ hai trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để cho hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả thì đây chính là hoạt động quyết định yếu tố đó.

Trước hết ngân hàng cần nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng. Người lãnh đạo nên đưa ra những quyết định rõ ràng, dứt khoát khi xảy ra tình huống xấu nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nâng cao hiểu biết của cán bộ nghiệp vụ tín dụng về kiến thức các ngành thuỷ sản, nông lâm nghiệp, xây dựng, thương nghiệp... để có nhận xét đánh giá đúng những dự án sản xuất, kinh doanh.

Nắm vững thông tin về khách hàng để hạn chế xảy ra nợ quá hạn. Coi trọng quy trình và thể lệ cho vay là cơ sở đảm bảo thu hồi nợ. Đo lường rủi ro ngay từ giai đoạn đầu cho đến khi giải ngân, thu hồi hết nợ, đồng thời nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ được hợp lý. Nói chung thì ngành nghề nào, lĩnh vực nào cũng có rủi ro, nhất là trong thủy sản thì nguồn nước là yếu tố rủi ro lớn nhất, nếu như nguồn nước bị ô nhiễm cá sẽ chết hàng loạt, người nuôi không kịp trở tay.

Nắm bắt kịp thời tình hình biến động kinh tế thị trường nhằm chủ động phân tích cho vay phù hợp với những biến động đó.

Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn: ngân hàng cần phân tích kỹ khả năng sinh lời của các phương án xin vay, nguồn thu chính để trả nợ ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cần tìm các nguồn thu khác của khách hàng để đảm bảo trả nợ khi nguồn thu chính có sự cố.

Tiến hành phân tích và xử lý nợ quá hạn, tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà có những biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho khách hàng cũng như để ngân hàng thu hồi được vốn vay. Cụ thể như:

+ Tiến hành tư vấn cho khách hàng, đưa ra biện pháp giải quyết khó khăn, chuyển hướng sản xuất...

+ Có thể cho giảm nợ vay hoặc hạ lãi suất tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Cũng có thể cho vay thêm để khách hàng hàng tiếp tục thực hiện dự án để có tiền trả nợ ngân hàng.

+ Phân tích rõ nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn để đưa ra quyết định xử lý tài sản thế chấp.

Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu hồi nợ và lãi đến hạn, cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ đến hạn để thu hồi và xử lý theo luật của tín dụng ngân hàng.

Ngân hàng thường xuyên phân loại các khoản nợ để tìm ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng, của từng khoản vay. Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tùy mức độ vi phạm có thể xử lý tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ " ppt (Trang 66 - 68)