Đặc điểm xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 54 - 59)

- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện xoáđói giảm nghèo, Thá

2.1.1.3. Đặc điểm xã hộ

Về dân số - lao động - việc làm:

- Tổng dân số trong vùng là 892,30 ngàn người, chiếm 24,31% dân số

toàn tỉnh.

- Có 7 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú... trong đó người Kinh chiếm 42,6%; các dân tộc khác chiếm 57,4% trong đó: Người Mường: 20,6%, Thái: 13,4, Mông 11,6%, Thổ 6,8% Dao, Khơ Mú chiếm tỉ

trọng thấp. Các tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.

- Dân cư phân bố không đều; mật độ dân số trung bình toàn vùng 112

người/km2, bằng 34,2% mật độ dân số trung bình toàn tỉnh (toàn tỉnh 328 người/km2). Các huyện giáp ranh vùng đồng bằng có mật độ dân số cao hơn;

cao nhất là huyện Ngọc Lặc: có mật độ dân số 278 người/km2; các huyện

vùng cao phía Tây, vùng giáp biên có mật độ dân số thấp; thấp nhất là Quan

Sơn: 37 người/km2;Mường lát: 39 người/km2.

- Thực trạng phân bố dân cư như trên và vấn đề di cư tự do ở một số bộ

phận dân cư trên địa bàn các huyện vùng cao diễn biến khá phức tạp; đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển đến, tình trạng vượt

biên trái phép, vi phạm Hiệp định biên giới vẫn còn xảy ra; vấn đề đặt ra là phải tổ chức quy hoạch sắp xếp phân bố lại và ổn định dân cư trên địa bàn để

vừa thực hiện phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo vừa đảm bảo quốc phòng và an ninh vùng biên là nhiệm vụ rất cấp thiết.

Biểu 2.4: Diện tích, dân số, mật độ dân số theo các huyện

TT Tên huyện Diện tích km2 Dân số (nghìn người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn vùng 7 988,0 892,30 112 1 Thạch Thành 558,11 147,8 265 2 Cẩm Thuỷ 425,04 113,2 266 3 Ngọc Lạc 495,87 138,1 278 4 Lang Chánh 585,46 46,4 79 5 Như Xuân 719,47 61,0 85 6 Như Thanh 587,33 85,8 146 7 Thường Xuân 1113,24 85,9 77 8 Bá Thước 774,01 103,8 134 9 Quan Hoá 988,68 43,8 44 10 Quan Sơn 928,58 34,5 37 11 Mường Lát 812,23 32,0 39

Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá.

- Tổng số người trong độ tuổi lao động của vùng miền núi chiếm 55,1%

tổng dân số; trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 511,8

ngàn người, chiếm 89% tổng số lao động trong độ tuổi. Qua kết quả điều tra lao động việc làm năm 2005 cho thấy tình hình sử dụng lao động ở một số địa

bàn ở miền núi: tỷ lệ thời gian lao động thực tế ở nông thôn Miền núi năm 2005 đạt 72,83% (cả tỉnh 76,5%), tăng 1,54% so với năm 2001; tỷ lệ thất

nghiệp là 4,3% (cả tỉnh là 5,3%), giảm 1,17% so với năm 2001.

Đơn vị: %

TT Nhóm ngành kinh tế Năm Tăng (+),

giảm (-)

2000 2004

A B 1 2 3=2-1

Tổng số 100,0 100,0 -

1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 90 88,1 - 1,9

2 Công nghiệp, xây dựng 2,7 3,3 + 0,6

3 Thương mại, dịch vụ 7,3 8,6 + 1,3

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thanh Hoá.

Trình độ văn hoá của lao động trong độ tuổi: tốt nghiệp tiểu học chiếm

35,18%, tốt nghiệp trung học cơ sở 34,0%, tốt nghiệp trung học phổ thông 17,9%, lao động chưa biết chữ 4,23%. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên dưới 2% (năm 2004). Lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 88,1% lao động xã hội, phần lớn chưa được đào tạo. Số người được đào tạo

có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 9% tổng số lao động, chủ yếu làm việc

trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế và quản lý nhà nước. Đây là một trở

ngại, thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo của miền núi tỉnh Thanh Hoá.

Về giáo dục-đào tạo:

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo vùng Miền núi được cấp uỷ Đảng và Chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm cả về cơ sở vật chất và lực lượng giáo viên. Hệ thống trường học các cấp học được đầu tư mạng lưới trường lớp đã có

đến thôn, bản, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Mỗi xã trên

địa bàn có 1- 2 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở; mỗi huyện có ít

nhất 01 trường trung học phổ thông và 01 trường trung học cơ sở nội trú tại

trung tâm huyện; cơ sở vật chất các trường phổ thông dân tộc nội trú được

lớp, các nhóm học, lớp ghép cho học sinh bậc tiểu học được các thầy, cô giáo, đến tận nơi để dạy học cho con em của đồng bào các dân tộc miền núi.

Các chính sách hỗ trợ giáo dục của Nhà nước đối với học sinh dân tộc

thiểu số, vùng 135, các xã nghèo miền núi như: Hỗ trợ vở viết, sách giáo

khoa, tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc miền núi, đặc biệt là các hộ

nghèo giảm bớt khó khăn trong việc học.

Tỷ lệ các em học sinh trong độ tuổi đến trường ngày một tăng (thể hiện

qua biểu 6 sau). Đáng chú ý là số học sinh trung học phổ thông, tỷ lệ đi học tăng khá nhanh, năm 2005 là 45,8% so với 19,6% năm 2000.

4th. Biểu 2.6: Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường năm 2000, 2005

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2000 Năm Năm 2005 % tăng (+) giảm (-) -Tỷ lệ trẻ đến trường mầm non % 33,4 37,2 +3,8 -Tỷ lệ HS trong độ tuổi đến trường tiểu

học và THCS % 99,7 99,8 + 0,1

-Tỷ lệ HS trong độ tuổi đi học THPT % 19,6 45,8 + 26,2

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá.

Đến nay có 100% số xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học, 11/11 huyện hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý luôn được chăm lo đào tạo, bổ

sung và nâng cao chất lượng. Năm 2005, số học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên 1 giáo viên trực tiếp đứng lớp là 19 em, học sinh trung học phổ

thông 31 em.

Công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp, bồi dưỡng tay nghề, tập huấn

nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng phát triển và đa dạng hoá. Đến năm 2005, toàn vùng có 9 cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp với 38

chuyên ngành đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh và lao động của vùng lựa

Năm 2005 có 2.795 học sinh được đào tạo và tốt nghiệp nghề, gấp hơn 2

lần so với năm 2000.

Về y tế - chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân:

Công tác y tế, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được các cấp uỷ Đảng, Chính quyền quan tâm đúng mức; mạng lưới y tế được mở rộng từ cấp

huyện đến xã. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Số giường bệnh

bình quân đạt 11,8 giường/1 vạn dân (chỉ tính số giường bệnh viện). Đến nay

100% các xã có cán bộ y tế hoạt động, trong đó có 50% số xã có bác sĩ, bình quân có 3,6 bác sỹ/ 1 vạn dân (cả tỉnh là 4,3 bác sỹ/ 1 vạn dân). Năm 2005,

97% số xã đã xây dựng được nhà trạm xá cho nhân dân đến khám chữa bệnh;

tỷ lệ số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 15,4%. Bệnh viện đa khoa khu vực đang được nâng cấp xây dựng tại thị trấn Ngọc Lặc để phục vụ khám, chữa

bệnh cho nhân dân miền núi.

Công tác y tế dự phòng triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng,

không có bệnh dịch lớn xảy ra; việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, người nghèo và các đối tượng chính sách được quan tâm.

Chính sách hỗ trợ thuốc chữa bệnh không thu tiền đối với các xã đặc biệt khó khăn và các xã thuộc chương trình 135 được thực hiện thông qua mua bảo hiểm y tế theo quyết định số 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính

phủ.

Về văn hoá thông tin-thể dục thể thao:

- Văn hoá: Cùng với việc nâng cao mức sống về vật chất, đời sống tinh

thần của đồng bào miền núi được nâng lên một bước, thực hiện phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. Phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, phù hợp

với thuần phong, mỹ tục của nhân dân các dân tộc, các huyện luôn tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Đến năm 2004, các huyện miền núi đăng ký khai trương xây dựng 1.796 làng văn hoá. Số làng được công nhận 502 làng, đạt tỷ lệ 28%, trong đó đạt cấp tỉnh 104 làng (bằng 5,8%). Huyện đạt tỷ lệ làng văn hoá cao là Bá Thước 48%, thấp là huyện Thường Xuân 14,2%. Tỷ lệ số xã đã xây dựng nhà văn đạt 55,4%; huyện có tỷ lệ cao nhất là Cẩm Thuỷ 95%,

thấp nhất là Lang Chánh 19,1%. Tỷ lệ hộ ở miền núi được xem truyền

hình là 85,1%; tỷ lệ xã được phủ sóng phát thanh đạt 93%, tăng 33% so

với năm 2000.

Hàng năm, miền núi được cấp không thu tiền một số loại báo và tạp chí; trong năm 2004, thực hiện cấp 14 loại báo chuyên đề dân tộc thiểu số và miền

núi; nhìn chung, các báo và tạp chí cấp đầy đủ theo kế hoạch, phục vụ kịp thời

và thiết thực đối với đời sống đồng bào dân tộc.

- Thể dục thể thao: Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện

thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV “...đến năm 2005 toàn tỉnh đạt 23% dân số tập TDTT thường xuyên...”. Các hoạt động thể dục thể thao vùng miền núi luôn được

quan tâm phát triển. Đến năm 2004, 18% dân số luyện tập TDTT thường

xuyên. Huyện có phong trào tốt nhất là Ngọc Lặc (22,2%), thấp nhất là

Mường Lát (8%).

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)