- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện xoáđói giảm nghèo, Thá
2.2.1. Sự nghiệp xoáđói giảm nghèo và những thành tựu bước đầu
- Nhận thức đúng đắn chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xoá đói giảm nghèo và tầm quan trọng của việc “đầu tư cho xoá đói giảm nghèo là đầu tư cho phát triển”. Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh có nghị quyết lãnh đạo thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo với mục tiêu mỗi năm giảm 3% tỷ
lệ hộ nghèo; Ban thường vụ tỉnh uỷ có chỉ thị số 08-CT/TU về cuộc vận động
toàn dân hỗ trợ, năm 2002, giúp đỡ hộ nghèo chưa có nhà ở, đang ở tạm bợ,
dột nát và ổn định đời sống đồng bào sinh sống trên sông và Thông báo số
235/TB-TU về việc phân công các sở ban ngành cấp tỉnh, tổ chức đoàn thể
theo dõi giúp đỡ các bản Mông ổn định cuộc sống. UBND tỉnh đã ban hành chiến lược xoá đói giảm nghèo của Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2010 và quyết
định thành lập Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp từ tỉnh đến xã phường
thị trấn.
- Bộ máy Ban Chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp được kiện toàn trên
cơ sở ban xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 với 17 thành viên do
đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; Giám đốc Sở Lao động thương
binh và Xã hội làm phó ban trực. Hoạt động của Ban chỉ đạo thông qua các
cuộc họp định kỳ 6 tháng một lần, giúp việc cho ban chỉ đạo có Văn phòng
xoá đói giảm nghèo đặt tại sở Lao động thương binh và Xã hội.
Các ngành với tư cách là thành viên Ban chỉ đạo đã nghiên cứu các cơ
chế chính sách của Trung ương và các điều kiện thực tế của địa phương để tham mưu cho chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch và một số cơ chế chính sách
nhằm thực hiện tốt mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã đặt ra như: Đầu tư cơ sở
hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xây dựng các mô hình xoá đói giảm
nghèo phù hợp với điều kiện của từng vùng, phù hợp với tập quán sản xuất
của từng đồng bào dân tộc thiểu số để nhân rộng theo hướng “Cầm tay chỉ
việc” và chính sách hỗ trợ về: y tế, giáo dục cho người nghèo và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo các cấp…Các tổ chức đoàn thể như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh chủ động tích cực tham gia thực
hiện các chủ trương và các phong trào vận động ủng hộ giúp đỡ người nghèo
được đông đảo hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng ủng
hộ.
- Nhờ có kinh tế miền núi có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định đạt
6,5% (cả tỉnh đạt 9,1%) thời kỳ 2001 - 2005 và 12,1% thời kỳ 2006 - 2007 là yếu tố có tính chất quyết định đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cải thiện đáng kể tình trạng của người nghèo về: thu nhập và khả năng tiếp cận các
dịch vụ cơ bản của xã hội về giáo dục, y tế. Từ đó mà nguồn lực của công
tác xã hội được tăng cường, cơ sở hạ tầng của 102 xã đặc biệt khó khăn được cải thiện (góp phần giúp 13 xã ra khỏi danh sách các xã đặc biệt khó khăn vào năm 2006), năng lực của đội ngũ làm công tác xoá đói giảm nghèo
được nâng lên.
- Nhìn chung, công tác xoá đói giảm nghèo của miền núi Thanh Hoá
trong những năm qua đạt và vượt mục tiêu đề ra, trung bình mỗi năm giảm
khoảng 3,95% tỷ lệ hộ nghèo (mục tiêu 2%), cơ sở hạ tầng 102 xã đặc biệt khó khăn bước đầu được xây dựng, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế
xã hội, người nghèo từng bước được tiếp cận với một số dịch vụ cơ bản như:
y tế, giáo dục, cụ thể là trong 5 năm (2001 - 2005) miền núi Thanh Hoá giảm được 30 712 hộ từ 63 392 hộ đầu năm 2001 xuống còn 32 680 hộ cuối năm
2005, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 38,42% xuống còn 18,66% (giảm 19,76%) bình quân mỗi năm giảm được 3,95% hộ nghèo (theo tiêu chí 2001 - 2005).
Trong 2 năm (2006 - 2007) giảm được gần 11 200 hộ nghèo từ 95 050
hộ đầu năm 2006 (theo tiêu chí mới) xuống còn 83 850 hộ nghèo cuối năm
2007; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 53,38% xuống còn 44,3%, mục tiêu giảm nghèo
đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá XV, nhưng tỷ lệ
hộ nghèo miền núi vẫn cao gấp 1,62 lần so với bình quân chung của tỉnh.
- Thực hiện tốt các chính sách an ninh xã hội: 100% người nghèo và nhân dân các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 được khám chữa
bệnh miễn phí, trợ cấp thường xuyên cho 33 845 đối tượng xã hội với tổng
kinh phí 27,5 tỷ đồng/năm, tổ chức tốt việc cứu trợ đột xuất cho vùng khó
khăn trên 10 vạn khẩu với kinh phí 15 tỷ đồng/năm. Thực hiện tốt chính sách
tín dụng ưu đãi đối với 11 huyện miền núi. Tính đến 31/12/2007 dư nợ cho
vay hộ nghèo của 11 huyện miền núi là 481,5 tỷ đồng với 80 660 hộ còn dư
nợ bằng 84,56% số hộ nghèo, trong đó: Số hộ vay là đồng bào dân tộc thiểu
số là 52 816 hộ và đạt mức dư nợ bình quân là 5,9 triệu đồng/hộ.
- Thực hiện tốt các chính sách, dự án thuộc chương trình 135:
+ Về xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 1999 - 2007 đã đầu tư 392,4 tỷ đồng xây dựng 926 công trình trên địa bàn 102 xã đặc biệt khó khăn gồm: 167
công trình giao thông, 149 công trình thuỷ lợi nhỏ, 438 phòng học, 93 công
trình điện sinh hoạt, khai hoang 53 ha lúa nước nước, 14 công trình nước sinh
hoạt tập trung, 12 chợ nông thôn.
+ Về dự án trung tâm cụm xã: Xây dựng mới 53 công trình trung tâm cụm xã gồm: 10 công trình giao thông nội vùng, 13 phòng khám đa khoa khu
vực, 13 trường trung học cơ sở bán trú, 4 chợ nông thôn, 8 trạm cấp nước sinh
+ Tổ chức tốt việc đào tạo, nâng cao năng lực cho các xã nghèo, tổ chức được 115 lớp với số học viên 11 500 lượt học viên gồm cán bộ huyện: 1 260 người, cấp xã: 7 556 người, thôn bản 2 520 người với kinh phí gần 7,3 tỷ đồng.
+ Về dự án quy hoạch sắp xếp lạidân cư và ổn định phát triển sản xuất
tại các xã 135, đã tiến hành quy hoạch tại 8 điểm của 5 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh với số hộ được sắp xếp là 242 hộ với kinh phí 4,2 tỷ đồng.
+ Tổ chức tốt chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn cho 6 772 hộ
với kinh phí 4,71 tỷ đồng: trong đó: Hỗ trợ đời sống cho 3 453 hộ với kinh
phí 1,385 tỷ đồng; hỗ trợ sản xuất 3 319 hộ với kinh hí 3,319 tỷ đồng.
+ Dự án ổn định sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản
phẩm được tổ chức trên địa bàn 102 xã, với kinh phí 11,634 tỷ đồng đã tổ
chức cấp cho dân 3 300 bò, lợn giống, 447 máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
nông nghiệp, 10,74 tấn giống lúa, ngô và 343 tấn phân bón.
+ Đã thực hiện trợ cước vận chuyển các mặt hàng thiết yếu như: Muối I ốt, dầu hoả, phân bón…với tổng kinh phí 90,4 tỷ đồng trợ cước vận chuyển
giống cây trồng với kinh phí 18,4 tỷ đồng, cấp không thu tiền cho đồng bào: Radio, giấy vỡ học sinh, thuốc chữa bệnh, muối i ốt với kinh phí 26,9 tỷ đồng.
- Thực hiện tốt chính sách định canh định cư và ổn định di dân tự do
của đồng bào Mông từ các tỉnh phía Bắc vào với kinh phí gần 60 tỷ đồng, trong đó: Đầu tư hạ tầng vùng đồng báo Mông huyện Mường Lát 30 tỷ đồng, hạ tầng vùng định canh định cư 18,2 tỷ đồng lâm sinh 6,0 tỷ đồng, ổn định di cư tự do là 4,0 tỷ đồng, đầu tư 13 dự án vùng kinh tế mới với kinh
phí 7,1 tỷ đồng.
- Thực hiện miễn giảm học phí và đóng góp cho trên 497 ngàn lượt học
sinh với kinh phí khoảng 28 tỷ đồng, hỗ trợ học bổng cho học sinh con em đồng bào dân tộc và học sinh nội trú 58,6 tỷ đồng..
- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo theo quyết định 134 trong 5 năm qua Thanh Hoá đã hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 21 400 hộ đồng bào dân tộc với kinh phí 188,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân
sách tỉnh, hỗ trợ điều kiện sản xuất cho đồng bào dân tộc nghèo với kinh phí
17,3 tỷ đồng cho 356 ngàn lượt hộ nghèo.
Tóm lại, công tác xoá đói giảm nghèo của miền núi Thanh Hoá những năm qua đạt được kết quả đáng phấn khởi, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm gần 4% năm, cơ sở hạ tầng miền núi từng bước được xây dựng, tạo điều kiện cho kinh
tế - xã hội phát triển; bộ mặt nông thôn miền núi thay đổi rõ nét và khởi sắc,
sản xuất phát triển, số lượng học sinh đến trường có tốc độ tăng nhanh từ cuối năm 2000 cứ 10 người dân có 1 học sinh đến năm 2005 đạt tỷ lệ cứ 5 người dân có 1 người đi học.