- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện xoáđói giảm nghèo, Thá
3.2.2. Nâng cao nhận thức và quyết tâm thoát nghèo của chính ngườ
nghèo, hộ nghèo ở miền núi Thanh Hoá
Để nâng cao nhân thức và quyết tâm thoát nghèo của chính người
nghèo, ngoài việc tuyên truyền các chủ trương chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa nhằm
nâng cao nhận thức của chính người nghèo trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:
- Một là, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng về kinh tế để
mọi người có điều kiện tham gia đầy đủ vào quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Nhà nước ban hành những cơ chế chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có điều
sự được hưởng thụ thành quả của quá trình tăng trưởng kinh tế, xoá bỏ mặc
cảm tự ti, vươn lên thoát nghèo.
- Hai là, tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở xã phường, thị
trấn, ở thôn bản trong cộng đồng người nghèo, để người nghèo nắm được các
chính sách và mục tiêu xoá đói giảm nghèo của địa phương, đồng thời có
trách nhiệm tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện và giám sát việc thực
hiện các chính sách trợ giúp của Nhà nước và mục tiêu xoá đói giảm nghèo của địa phương.
- Ba là, tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp cho người
nghèo, hộ nghèo hiện có như: Chính sách giao đất, giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, chính sách định canh định cư ổn định sản xuất, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc sinh sống ở miền núi; tạo điều
kiện để các hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về: Giáo dục, chăm
sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình…Tiếp tục hoàn thiện các chính sách xoá đói giảm nghèo hiện có, đẩy mạnh việc trợ giúp người nghèo vươn lên thoát
khỏi diện nghèo. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng, tạo điều kiện về mặt
bằng kinh doanh, tạo cơ hội làm ăn và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phù hợp.
- Bốn là, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và nguồn
lực của người nghèo, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ sinh sản, nước sạch và vệ sinh môi trường, nhà ở…Bổ sung một số chính sách trợ giúp của nhà nước đối với nhóm người dễ bị tổn thương, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp họ có cơ hội tạo việc làm, có thu nhập, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động cộng đồng và được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.