Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 34 - 36)

Để phân tích cả về lý luận và thực tiễn vấn đề đói, nghèo, chúng ta cần

khảo sát và học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trong vùng, nơi có điều

kiện kinh tế- xã hội gần tương đồng với Việt Nam như : Trung Quốc, Inđônêxia, Singapo, Thái Lan.

- Trung Quốc: Trung Quốc là một quốc gia có số dân đông nhất thế

giới, do đó giải quyết đói nghèo ở Trung Quốc là vấn đề to lớn, có ý nghĩa

quyết định đối với sự phát triển của đất nước.

Suốt khoảng 45 năm liên tục, kể từ năm 1949, Trung Quốc tiến bộ rõ rệt trong quá trình xoá đói giảm nghèo cả về vật chất và tinh thần. Từ năm 1949 đến năm 1995, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm từ 200/1000

xuống còn 42/1000 và tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 39 tuổi lên 69 tuổi. Ngày nay hầu hết trẻ em Trung Quốc đều được đi học, tỷ lệ mù chữ ở người lớn giảm xuống chỉ còn 19% (trong những năm 50, tỷ lệ này là 80%) [32,

tr.16]. Có được kết quả trên là do, từ năm 1978, Chính phủ Trung Quốc đã

đưa ra các biện pháp tấn công vào nghèo đói ở vùng nông thôn như :

+ Cải cách ruộng đất và cải tạo nâng cao độ màu mỡ của đất đai, nhờ đó mà sản lượng và năng suất trong nông nghiệp tăng khoảng 40%.

+ Hướng tới thị trường là một cải cách quan trọng trong nền kinh tế nói

chung và giảm bớt đói nghèo cho khu vực nông thôn nói riêng.

+ Cải cách giá cả, đặc biệt là giá nông sản phẩm để cánh kéo giá thu

hẹp lại tạo điều kiện để nông dân cải thiện đời sống, từ đó tạo ra sức cầu cho

phát triển kinh tế lâu dài.

Giai đoạn đầu cải cách, giá sản phẩm chủ yếu tăng trung bình quân 22% giá thực phẩm chủ yếu và một số sản phẩm khác tăng 33% sự tăng giá này đã góp phần cải thiện khoảng 20% thu nhập tính theo đầu người ở nông

thôn trong khoảng 6 năm liền (1978-1984).

Giai đoạn tiếp theo, Chính phủ đã đưa ra "Chương trình giảm đói nghèo 8- 7", Chính phủ Trung ương tăng đầu tư và hỗ trợ tài chính ở địa bàn nghèo, mở

rộng khả năng cho phép tỉnh nghèo hợp tác với các tỉnh, vùng đã phát triển để

hỗ trợ lẫn nhau trong tiến trình cải cách kinh tế.

Những cố gắng liên tục của Trung Quốc đã đem lại những kết quả to

lớn. Từ năm 1991 đến giữa năm 1995, số người nghèo ở nông thôn đã giảm từ

95 triệu người, xuống còn 65 triệu người, ngân sách cho giáo dục cơ bản và

chăm sóc sức khoẻ tăng từ 18% (năm 1992) lên 22% (năm 1994).

- Inđônêxia: Từ những năm 1960, ở Inđônêxia nhà nước đã quan tâm tới việc xoá bớt đói nghèo. Trong các biện pháp xoá đói, giảm nghèo có hai biện pháp được quan tâm và đầu tư nhiều nhất là tạo việc làm và giáo dục, đào tạo.

Chương trình việc làm được tập trung vào khu vực nông thôn nơi có số người nghèo tập trung đông nhất. Nhà nước thực hiện "cách mạng xanh"

trong nông nghiệp, thành lập chương trình "BISMAS" và "INMAS"- các tổ

chức cấp phát tín dụng cho nông dân. Chương trình phát triển nông thôn được nhà nước đặc biệt quan tâm bằng cách tăng cường chi phí cho phát triển nông thôn, mức đầu tư trung bình hàng năm 3%.

Nhờ chính sách tạo việc làm ở nông thôn nên tỷ lệ nghèo khổ ở nông

thôn giảm nhanh hơn so với ở thành thị. Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ một

mặt tăng cường giáo dục phổ thông, mặt khác đưa ra chương trình quốc gia về đào tạo kỹ năng hướng nghiệp cho thế hệ thanh niên bước vào tuổi lao động.

Nhờ kết quả của các chương trình xoá đói giảm nghèo nên trong giai

đoạn từ1976 đến 1978, số dân sống dưới mức nghèo khổ giảm từ 54 triệu người xuống còn 30 triệu người, và theo kết quả cuộc điều tra dân số mới đây,

số người nghèo từ 25,9 triệu người, chiếm 13,6% dân số năm 1993 giảm

xuống còn 22,5 triệu người, chiếm 11% dân số năm 1996.

- Singapo: là nước có số dân ít, thu nhập cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, do đó chương trình giảm nghèo đói ở Singapo có khác với các nước khác trong

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)