Đặc điểm và điều kiện tự nhiên miền núi tỉnhThanh Hoá có ảnh hưởng đến đói nghèo và xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 45 - 52)

- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện xoáđói giảm nghèo, Thá

2.1.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên miền núi tỉnhThanh Hoá có ảnh hưởng đến đói nghèo và xoá đói giảm nghèo

Vị trí địa lý, kinh tế:

Miền núi tỉnh Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 7 988km2 (bằng 76,6%

diện tích cả tỉnh) gồm 11 huyện: Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát. Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía Nam và Tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào; phía Đông là vùng đồng bằng.

Miền núi Thanh Hoá có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thanh Hoá, khu vực Tây Bắc và cả nước; là

vùng đầu nguồn của các hệ thống sông suối, có ý nghĩa rất lớn và quan trọng về vị trí phòng hộ, dự trữ nguồn nước, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi trường sinh thái đối với cả tỉnh; có các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn như đường Hồ Chí Minh, đường 15A, quốc lộ 45, quốc lộ 217 nối

vùng Miền núi với các huyện đồng bằng, các trung tâm phát triển của

tỉnh, thành phố Thanh Hoá và các tỉnh, thành phố trong cả nước, với nước

bạn Lào; thuận lợi cho giao lưu, hợp tác và liên kết phát triển; có 192 km đường biên với Lào và các cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn), cửa

lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên; xây dựng biên giới hoà bình, hợp tác và hữu nghị.

1st. Biểu 2.1: Diện tích, dân số của vùng miền núi Thanh Hoá, năm

2005 Số Số TT Tên huyện Diện tích km2 Dân số (1000 người) Đơn vị hành chính Tổng số Số xã, phường Thị trấn Toàn vùng 7 988,0 892,30 197 185 12 1 Thạch Thành 558,11 147,8 28 26 2 2 Cẩm Thuỷ 425,04 113,2 20 19 1 3 Ngọc Lạc 495,88 138,1 22 21 1 4 Lang Chánh 585,46 46,4 11 10 1 5 Như Xuân 719,47 61,0 18 17 1 6 Như Thanh 587,33 85,8 17 16 1 7 Thường Xuân 1113,24 85,9 17 16 1 8 Bá Thước 774,01 103,8 26 25 1 9 Quan Hoá 988,68 43,8 18 17 1 10 Quan Sơn 928,58 34,5 12 11 1 11 Mường Lát 812,23 32,0 8 7 1

Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá. Địa hình:

Miền núi Thanh Hoá có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, độ dốc lớn

và chia cắt mạnh bởi các sông, suối; độ cao trung bình toàn vùng từ 600m- 700m (so với mặt nước biển), độ dốc trên 25 độ, vùng giáp ranh với vùng

đồng bằng có độ cao 150-200 m, độ dốc từ 15 - 20 độ; có những dãy núi đá

vôi với các đỉnh cao từ 1.000m đến 1.500m; có thể chia làm 3 vùng địa

hình như sau:

- Vùng núi cao: Gồm các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân có diện tích tự nhiên: 5 202,20 km2, chiếm 65,12 % diện tích toàn vùng. Vùng này địa hình hiểm trở, có các dãy

núi kéo dài thành dải theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, nối tiếp nhau từ huyện Mường Lát, qua Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, có các đỉnh cao trên 1.000

m như: đỉnh Phu Pha Phong cao 1.550 m. Các sông suối chảy qua vùng này

có độ dốc lớn, có nhiều khả năng phát triển thuỷ điện.

- Vùng núi thấp: gồm các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, có

diện tích tự nhiên: 1.479,03 km2, chiếm 18,52% diện tích toàn vùng. Địa hình dốc từ Tây sang Đông, độ cao trung bình toàn vùng trên 300 m, cá biệt có

những vị trí cao gần 1.000 m, có đỉnh Bù Chó 1.563 m; Bù Ham: 1.119 m; có nhiều thung lũng hiểm trở. Là vùng thượng nguồn Sông Chu; sông, suối có

nhiều ghềnh thác; có tiềm năng cho phát triển thuỷ điện.

- Vùng đồi phía Nam: gồm các huyện Như Xuân, Như Thanh, có diện

tích tự nhiên: 1.306,8 km2, chiếm 16,36% diện tích toàn vùng; là vùng đồi

thấp, độ cao trung bình dưới 200 m; đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển

các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng sản xuất.

Khí hậu:

Miền núi Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền

nhiệt cao với 2 mùa rõ rệt: mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc về mùa

Đông; gió tây khô nóng về mùa Hè.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 20 - 23oC. Mùa hạ:

từ 250C đến 280C; vào những ngày có gió tây, nhiệt độ không khí lên tới 41- 420C; Mùa đông: từ 140C đến 200C; những ngày có sương muối, nhiệt độ

xuống dưới 40C, có thời điểm xuống dưới 20C;

- Hướng gió thịnh hành là Đông và Đông Nam vào mùa hạ; Bắc và Đông

Bắc vào mùa đông, gió Tây khô nóng thường xuất hiện vào đầu mùa hạ.

- Lượng mưa bình quân hàng năm lớn, phân bố không đều, trung bình

5, kết thúc vào tháng 10, các tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9, 10, tập trung

từ 60 - 80% lượng mưa cả năm gây ra lụt lội, mưa lũ...

Do địa hình phức tạp và có không gian kéo dài từ Bắc xuống Nam (106

km), nên khí hậu và thời tiết của Miền núi có thể chia thành các tiểu vùng như

sau:

- Vùng núi phía Bắc sông Mã có nhiệt độ trung bình năm thấp, khoảng

18-200C, tổng tích ôn năm dưới 8.0000C. Mùa đông khá rét, có sương giá, sương muối; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng Giêng, nhiệt độ trung bình khoảng 140C, có thời điểm nhiệt độ xuống tới 00C - 20C. Mùa hè mát dịu, ít

chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng 7 không quá 260C. Tổng lượng mưa trung bình hàng

năm khoảng 1.600-1.900mm. Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 86%.

- Vùng nam sông Mã và vùng đồi phía Nam có nhiệt độ trung bình năm

từ 20-220C; tổng tích ôn năm khoảng 8.2000C. Mùa đông lạnh, nhiệt độ trung

bình tháng Giêng vào khoảng 14-150C. Mùa hè nóng, chịu ảnh hưởng mạnh

của gió tây khô nóng, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung

bình vào khoảng 25 - 270C, những ngày có gió tây, nhiệt độ lên đến 41- 420C.

Vùng này có lượng mưa trung bình hàng năm lớn nhất cả tỉnh, tổng lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm, đặc biệt vùng Như Xuân - Như Thanh có lượng mưa lớn trên 2.200 mm.

Những đặc điểm trên cho thấy khí hậu của vùng là thuận lợi cho phát

triển sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nguồn nước, thuỷ văn: Hệ thống dòng chảy mặt có các hệ thống sông

chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng.

- Hệ thống sông Mã: Sông Mã bắt nguồn từ vùng Điện Biên Phủ ở độ

cao trên 1.000m, chảy qua các tỉnh Sơn La, Sầm Nưa (CHND Lào), vào địa

Bưởi, sông Cầu Chày và sông Chu... hệ thống sông Mã hàng năm đón nhận hơn 11 tỷ m3 nước; hàng năm trên sông Mã, sông Chu có khoảng 5 - 6 trận lũ

lớn, thường xảy vào tháng 8, tháng 9.

- Hệ thống sông Yên: Sông Yênbắt nguồn từ xã Bình Lương, huyện Như

Xuân ở độ cao trên 100 m chảy qua địa phận các huyện Như Xuân, Nông

Cống, Quảng Xương, đổ ra biển tại Lạch Ghép. Sông Yên có 2 nhánh chính là

sông Nhơm và sông Thị Long. Thuỷ văn sông Yên có các đặc trưng là mùa lũ

kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10.

- Hệ thống hồ: Trong vùng có các hồ lớn, phân bố rải rác như: hồ Cửa Đạt (Thường Xuân, đang xây dựng), hồ Yên Mỹ, hồ Sông Mực (Như Thanh)

có diện tích lưu vực 490 km2... và trên 600 hồ, đập nhỏ phục vụ tưới và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Nguồn nước mặt phân bố không đều và phụ thuộc vào chế độ mưa, thường gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa; cạn kiệt vào mùa khô, vì vậy cần

có biện pháp ngăn giữ, điều tiết nguồn nước cho thuỷ lợi phục vụ dân sinh,

kinh tế.

Nhìn chung, miền núi có nguồn nước khá phong phú, cho phép khai thác

phục vụ nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế. Với trữ lượng nước mặt lớn, lưu

vực rộng và có độ cao, nguồn thuỷ năng lớn; thuận lợi cho phát triển thuỷ điện, và các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới; phát triển giao thông đường

thuỷ và nuôi thuỷ sản.

Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là: 789,813 ngàn ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 622,131 ngàn ha, chiếm 77,88% diện tích tự toàn vùng (80% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh), bao gồm:

+ Đất lâm nghiệp: 502,341 ngàn ha, chiếm 62,88%; (bằng trên 96%

đất lâm nghiệp toàn tỉnh)

+ Đất nuôi thuỷ sản: 2,06 ngàn ha, chiếm 0,257% + Đất nông nghiệp khác: 0,13 ngàn ha.

- Đất phi nông nghiệp: 58,344 ngàn ha; chiếm 7,3%, bao gồm + Đất ở: 16,36 ngàn ha, chiếm 2,04%;

+ Đất chuyên dùng: 20,93 ngàn ha, chiếm 2,62%; + Đất tôn giáo: 0,02 ngàn ha.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 2,47 ngàn ha, chiếm 0,31%;

+ Sông, suối, mặt nước chuyên dùng: 27,39 ngàn ha, chiếm 2,18%;

+ Đất phi nông nghiệp khác : 02 ngàn ha chiếm 0,29%

- Đất chưa sử dụng: 105,961 ngàn ha, chiếm 13,26 %, bao gồm: + Đất bằng chưa sử dụng: 4,29 ngàn ha, chiếm 0,53%;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 85,60 ngàn ha, chiếm 10,72 %; + Núi đá không cây: 14,44 ngàn ha, chiếm 2,05%.

Biểu 2.2: Hiện trạng sử dụng đất vùng miền núi Thanh Hoá, năm 2005

Đơn vị: ha

Số

TT Đơn vị

Tổng

diện tích

Phân theo loại đất Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Toàn vùng 798 813 622 131 58 344 105 961 1 Thạch Thành 55.811 40.703 8.294 6.814 2 Cẩm Thuỷ 42.504 29.973 5.701 6.830 3 Ngọc Lạc 49.587 36.953 8.395 4.240 4 Lang Chánh 58.546 44.710 1.558 12.278 5 Như Xuân 71.947 58.543 8.714 4.689 6 Như Thanh 58.733 42.116 6.848 9.769 7 Thường Xuân 111.324 98.818 6.152 5.354 8 Bá Thước 77.401 60.697 4.101 12.603 9 Quan Hoá 98.868 81.249 4.585 13.034

10 Quan Sơn 92.858 73.465 2.467 16.926

11 Mường Lát 81.223 53.904 1.529 25.791

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá.

Tài nguyên rừng:

Toàn vùng có 467,9 ngàn ha rừng, chiếm 55,8 % diện tích tự nhiên toàn vùng; chiếm 98 % diện tích rừng toàn tỉnh*.

Trong đó: Rừng tự nhiên: 361,5 ngàn ha, rừng trồng: 106,4 ngàn ha

được phân loại như sau:

- Rừng đặc dụng: 80,0 ngàn ha (17,1%); rừng phòng hộ: 191,3 nghìn ha (40,9%); rừng sản xuất: 196,6 ngàn ha (42,0%). Về chất lượng rừng: Rừng gỗ

có 190,6 nghìn ha, chiếm 40,7%. Rừng tre nứa có 83,3 nghìn ha, chiếm

17,8%, rừng hỗn giao có 194,0 ngàn ha (41,5%) chủ yếu là gỗ và tre nứa. Đặc điểm thực vật là rừng lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài; gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, trầm hương; gỗ nhóm I, II

có lim, sến; gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de. Các loại thuộc họ tre có:

luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre. Ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, cây

thả cánh kiến đỏ...Động vật rừng còn xuất hiện các loài bò rừng, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát như trăn, rắn, kỳ đà, tê tê, các loài chim, ong rừng. Vùng Thường Xuân là nơi còn có nhiều động vật hoang dã có giá trị kinh tế như hổ, báo, gấu, gà lôi, công, trĩ,...Tuy vậy, đại đa số diện tích

rừng trên địa bàn là rừng nghèo, rừng mới tái sinh và rừng mới trồng; trữ lượng lâm sản thấp, khả năng cho khai thác trong những năm tới là rất hạn

chế; một số diện tích có trữ lượng lâm sản lớn lại phân bố trên vùng núi cao và nằm trong diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

* Số liệu kiểm kê của Ban chỉ đạo theo dõi, diễn biến rừng và

Tài nguyên khoáng sản:

Khoáng sản khá phong phú về chủng loại, bao gồm cả kim loại như: sắt, crôm, đồng, chì, kẽm, vàng... và phi kim loại như: cao lanh, đá vôi, đá hoa cương, đá trắng và phốt phát...

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)