- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện xoáđói giảm nghèo, Thá
3.2.5. Các giải pháp về tổ chức thực hiện: nâng cao vai trò lãnh đạo
của các tổ chức Đảng, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức
quần chúng
Chương trình xoá đói giảm nghèo được thực hiện theo cơ chế phối hợp
liên ngành, theo từng nội dung của chương trình, căn cứ vào hướng dẫn của
các Bộ, Ngành Trung ương, từng Ban, Ngành của tỉnh trên cơ sở chức năng được phân công có trách nhiệm xây dựng cơ chế chính sách và hướng dẫn các địa phương thực hiện; trong quá trình thực hiện cần có cơ chế phối hợp chặt
chẽ với mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội. Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo bền vững; ngoài các giải pháp đã trình bày ở các phần trên, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Một là, thực hiện kiện toàn bộ máy chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp, tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xoá đói giảm nghèo, các mô hình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả:
Tiếp tục duy trì cơ cấu bộ máy ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo cả 3
cấp từ tỉnh đến cơ sở, thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng
lực chỉ đạo, điều hành của các ban chỉ đạo cho phù hợp với điều kiện thực tế
của từng địa phương. Tăng cường mỗi xã một cán bộ làm công tác xoá đói
giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ nghèo trên 30%, ở 7
huyện nghèo có tỷ lệ nghèo trên 50% (Mường Lát, quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, thường Xuân, Như Xuân). Rà soát, điều chỉnh, bổ sung
quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp cho phù hợp với nhiệm vụ, sát với
bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp là công tác xoá đói giảm nghèo ở các huyện,
các xã nhằm trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về công tác dân vận.
Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể
chính trị xã hội trong việc tuyên truyền, vận động và tham gia vào các hoạt động xoá đói giảm nghèo trên địa bàn, đặc biệt chú ý vai trò của già làng,
trưởng bản, trưởng dòng họ và những người có uy tín trong cộng đồng tham
gia tuyên truyền, vận động và gương mẫu thực hiện xoá đói giảm nghèo. Thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền về công tác xoá đói giảm nghèo với nhiều hình thức phong phú như: Thông qua hệ thống thông tin đại chúng:
Báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương, tờ rơi, áp phích…và các hoạt động văn hoá, văn nghệ lồng ghép chủ đề xoá đói giảm nghèo cho phù hợp
với tâm lý, tập quán của đồng bào các dân tộc miền núi nhằm nâng cao nhận
thức, xây dựng ý chí, lòng tin quyết tâm tự vươn lên thoát nghèo. Thông qua
công tác tuyên truyền, vận động, kêu gọi các cấp, các ngành các tổ chức xã hội các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ nguồn lực vật chất cho công tác xoá đói giảm nghèo của địa phương.
Cũng thông qua thông tin tuyên truyền kịp thời giới thiệu những nhân
tố điển hình, mô hình sản xuất, kinh doanh và cách làm ăn thoát nghèo có hiệu quả, kinh nghiệm hay để nhân rộng các mô hình làm ăn tốt trên địa bàn. Tích cực vận động nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết trên địa bàn. Tích cực vận động nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, nêu cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn” “ Nhường cơm xẻ áo” lúc khó khăn, hoạn nạn để giúp đỡ người nghèo mà trước hết là giúp đỡ
ngay những người nghèo khó bên cạnh mình, cộng đồng mình.
Hai là, tổ chức tốt việc huy động các nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo.
Ngoài nguồn vốn được ngân sách trung ương hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm và các chương trình
phất triển kinh tế xã hội miền núi có liên quan đến việc thực hiện xoá đói
giảm nghèo của địa phương, để tăng thêm nguồn lực cho chương trình xoá đói
giảm nghèo, cần tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế dành cho
xoá đói giảm nghèo. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá công tác xoá đói giảm
nghèo, thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội lực tại chỗ
khuyến khích các tổ chức đoàn thể vận động quyên góp ủng hộ người nghèo, tổ chức tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Tổng kết rút kinh nghiệm
và nhân rộng các mô hình xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo có hiệu
quả, huy động các nguồn lực trong xã hội cho công tác xoá đói giảm nghèo.
Tăng cường dân chủ và công khai hoá các hoạt động xoá đói giảm nghèo để dân biết, tham gia và giám sát thực hiện. Đề cao tinh thần trách
nhiệm tính chủ động sáng tạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp làm thất thoát kinh phí, nhất là ngân sách nhà
nước, vốn đóng góp của từng lớp dân cư cho công tác xoá đói giảm nghèo. Tổ chức tốt việc lồng ghép chương trình dự án phát triển với mục tiêu
xoá đói giảm nghèo, đồng thời vận động các tổ chức quốc tế tăng cường
nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo.
Ba là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
Gắn việc thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo với thực hiện quy chế
dân chủ cơ sở để người nghèo, xã nghèo trực tiếp tham gia vào xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo nhằm phản ánh được nguyện vọng, nhu cầu thiết thực của dân và đảm bảo công bằng đối
với người nghèo.
Thực hiện công khai hoá các chương trình, dự án đầu tư, các chính sách
hỗ trợ trực tiếp xã nghèo, hộ nghèo nhất là nguồn tài chính, các chế độ liên
Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các cấp, tăng cường sự
tham gia của cộng đồng và người dân trong hoạt động giám sát việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo
- Thực hiện hiện thiết lập hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá hàng năm và định kỳ cho các cấp, làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách đã có, rà soát bổ sung và xây dựng chính sách mới và làm cơ sở cho tổ chức chỉ đạo
thực hiện.
Năm là, phân công trách nhiệm và phân công thực hiện:
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các sở ban ngành, các tổ chức đoàn thể phải quán triệt sâu sắc chiến lược xoá đói giảm nghèo; xoá đói giảm
nghèo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là của chính quyền các
cấp với vai trò pháp luật và chính sách hoá các giải pháp về tổ chức xã hội và nâng cao nhận thức để chính người nghèo thực hiện xoá đói giảm nghèo.
Từ đó triển khai cụ thể hoá bằng nghị quyết của Đảng bộ, chương trình, kế hoạch hành động của HĐND và UBND các cấp gắn với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương để tổ chức chỉ đạo, điều hành chương
trình xoá đói giảm nghèo đạt mục tiêu, đúng đối tượng và hiệu quả. Trong quá
trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các tổ
chức đoàn thể - xã hội.
Trong quá trình tổ chức cần thực hiện phân công trách nhiệm và phân
công được cụ thể như sau:
- Sở Lao động thương binh và xã hội: Là cơ quan thường trực của Ban
chỉ đạo chương trình xoá đói giảm nghèo, phối hợp với các ngành, tổ chức đoàn thể, các địa phương (huyện, xã) xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
giảm nghèo các huyện miền núi tỉnhThanh Hoá đến năm 2010 và các năm
cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, trước hết tập trung vào 7 huyện có
tỷ lệ hộ nghèo trên 50% và các xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên để đạt được mục tiêu giảm nghèo đến năm 2010 xuống còn 25%.
Tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh thực hiện tốt chế độ trợ cấp thường
xuyên và trợ cấp đột xuất trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nghèo, đề xuất
các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn các huyện xây dựng quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, làm cơ sở cho việc phối hợp với các sở ban ngành, UBND các huyện
xây dựng kế hoạch giảm nghèo gắn với việc sắp xếp lại quy hoạch dân cư, kế
hoạch lồng ghép các dự án đầu tư trên địa bàn với mục tiêu giảm nghèo. Cân
đối các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch giảm nghèo của địa phương.
- Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn lực cho các dự án phát triển kinh tế
- xã hội gắn với mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho các huyện, xây dựng cơ chế
quản lý tài chính; chỉ đạo việc cấp phát kinh phí và hướng dẫn địa phương
thực hiện.
- Ban Dân tộc tỉnh: Thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách đối
với vùng miền núi và đồng bào dân tộc; đề xuất việc thực hiện chính sách, cơ
chế hỗ trợ và kế hoạch thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
các xã đặc biệt khó khăn (CT 135 giai đoạn II) và chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện việc rà soát các chính sách phát triển nông, lâm nghiệp hiện có, đề xuất cơ chế chính sách
khuyến khích đưa kỹ thuật gieo trồng trên đất dốc ở vùng núi cao, chính sách phát triển chăn nuôi miền núi.
Thực hiện tốt chính sách, cơ chế và kế hoạch hỗ trợ ruộng đất cho hộ
nghèo, dự án định canh định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn, triển
khai thực hiện khuyến nông, khuyến lâm.
- Sở Tài nguyên Môi trường: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và các ngành liên quan tiến hành rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng, quỹ đất hiện các nông, lâm trường sử dụng không hiệu quả, có phương án đề xuất với
UBND tỉnh thu hồi giao đất giao rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
sản xuất theo quy định của pháp luật.
- Sở Giao thông: Phối hợp với các ngành, các huyện rà soát quy hoạch
giao thông và đề xuất chính sách phát triển giao thông nông thôn, tạo điều
kiện nguồn vốn để xây dựng giao thông nông thôn để đến năm 2010 cơ bản
giải quyết xong 14 xã chưa có đường giao thông.
- Sở Công thương, phối hợp với các sở ban ngành, UBND các huyện
miền núi đề xuất chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với chính
sách tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường miền núi.
- Sở Giáo dục: Hướng dẫn các huyện thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giáo
dục miền núi, đặc biệt chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc, xây dựng cơ sở vật
chất trường học và nhà công vụ giáo viên theo quyết định số 20/2008/QĐ-TTg. - Sở Y tế: Chủ trì phối hợp với các ngành hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện chế độ khám chữa bệnh cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc; chỉ đạo
các huyện tổ chức tốt việc xây dựng các bệnh viện đa khoa huyện gắn với tăng cường đội ngũ bác sỹ cho các trạm y tế theo đề án được duyệt.
- Sở Văn hoá thể thao và du lịch: Phối hợp với các ngành, các huyện có
hình thức tuyên truyền chương trình xoá đói giảm nghèo phù hợp nhằm nâng
cao nhận thức của người nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo hiệu quả, cách làm hay để nhân ra diện rộng.
- Sở Nội vụ: Tham mưu đề xuất trình UBND tỉnh chính sách và biên chế cán bộ làm chuyên trách xoá đói giảm nghèo ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 25% trở lên; Hướng dẫn các huyện thực hiện tuyển chọn đáp ứng yêu cầu xoá đói giảm nghèo.
- Ngân hàng chính sách xã hội: Tập trung huy động các nguồn vốn cho
vay hộ nghèo, cho vay phát sản xuất vùng khó khăn theo quyết định số 31/2007/QĐ-TTgvà quyết định số 32/2007/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ.
Thực hiện cải tiến quy trình, thủ tục vay để cho người dân tiếp cận với nguồn
vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo đúng đối tượng, đúng chính sách.
- Mặt trận tổ quốc các cấp: Phối hợp với các tổ chức thành viên, các tổ
chức xã hội tiếp tục triển khai kế hoạch hoạt động gây quỹ “Ngày vì người
nghèo”, tổ chức tốt cuộc vận động của Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc
Việt Nam “Xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo”. Đẩy mạnh việc xây
dựng mạng lưới tổ tiết kiệm của Hộ phụ nữ, cựu chiến binh…Sử dụng có hiệu
quả quỹ tín dụng dành cho người nghèo và nhân rộng các mô hình giảm
nghèo có hiệu quả.
- UBND các huyện, xã: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giảm nghèo toàn diện báo cáo cấp uỷ cùng cấp ra nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo và tổ
chức triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, dự án xóa đói giảm
nghèo, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ địa phương, nhất là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tiếp nhận và sử
dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ xoá đói giảm nghèo từ bên ngoài. Đồng
thời kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo, tổ chức rà soát lại tỷ lệ hộ nghèo, phân loại theo tình trạng nguyên nhân để có kế hoạch cụ thể đề xuất các giải pháp
giảm nghèo.
Đối với 7 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% cần xây dựng dự án giảm
đầu tư trên địa bản, phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc cùng cấp và các tổ
chức xã hội để chỉ đạo thực hiện, phấn đấu đạt mục tiêu giảm nghèo đến 2010
còn 30%.
Tóm lại: Chương trình xoá đói giảm nghèo muốn đạt hiệu quả cao, thì phải được quản lý, chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, trong tổ chức thực
hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thực hiện phân cấp cụ thể cho chính
quyền các cấp (huyện, xã) nhằm mục tiêu sát với dân, phát huy tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương trong việc
Kết luận
Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã đang được thực hiện ở nước ta, chủ trương đó không những phù hợp với sự quan
tâm của cộng đồng quốc tế, mà quan trọng hơn là xuất phát từ thực trạng
nghèo đối với mức độ cao ở nước ta, là một trong những chương trình quốc gia
thể hiện rõ bản chất của nhà nước ta, theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng
tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Lựa chọn đề tài nghiên cứu về chủ đề: Xoá đói giảm nghèo ở miền núi
tỉnh Thanh Hoá, luận văn đã hoàn thành được những công việc chính sau đây: Phân tích cơ sở lý luận về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo, nội dung này được luận văn trình bày chủ yếu ở chương 1. Sau khi xác định được mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Luận văn đã làm rõ khái niệm đói nghèo, tiêu chí xác định đói nghèo, quan niệm về xoá đói giảm nghèo; đặc điểm của đói nghèo và xoá đói, giảm nghèo ở miền núi. Vai trò