Mục tiêu cụ thể của xoáđói giảm nghèo ở miền núi Thanh

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 86 - 88)

- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện xoáđói giảm nghèo, Thá

3.1.3. Mục tiêu cụ thể của xoáđói giảm nghèo ở miền núi Thanh

Hoá từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo

Đói nghèo là hiện tượng kinh tế xã hội, có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân kinh tế. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo về cơ bản và lâu dài phải phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo. Có như vậy, các giải pháp xoá đói giảm nghèo mới

bền vững và giải quyết được tận gốc các vấn đề.

Như đã trình bày ở phần đặc điểm, miền núi Thanh Hoá là vùng nghèo (gồm 11 huyện) ngân sách hàng năm thu không đủ chi, GDP bình quân đầu người còn thấp so với mức bình quân của tỉnh và cả nước, sản lượng lương

thực bình quân đầu người thấp (khoảng 300kg/người) tỷ lệ lệ đói nghèo rất cao, trong khi đó hạ tầng cơ sở còn yếu kém, trình độ dân trí chưa cao. Căn cứ

vào thực lực hiện có, và thực trạng đói nghèo của tỉnh, của khu vực miền núi,

vào nguồn lực của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo hỗ trợ cho tỉnh, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng chương trình xoá đói giảm

nghèo giai đoạn 2006 – 2010 cụ thể như sau:

- Xoá cơ bản hộ đói kinh niên, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo của cả tỉnh

xuống 12%, bình quân mỗi năm cả tỉnh giảm tỷ lệ hộ đói nghèo 4,3%; Riêng các khu vực miền núi tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 25%, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ đói nghèo giảm 6,8% trở lên. Miền núi Thanh Hoá không còn huyện có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 30%.

- Tập trung phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, xã thuộc

khu vực III, xã nghèo có tỷ lệ đói nghèo trên 40% để đến năm 2010 miền núi

Thanh Hoá không còn xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã thiếu và yếu hạ tầng cơ sở để đến năm 2010 cơ bản các xã nghèo được tăng cường và nâng cấp một bước

các công trình kết cấu hạ tầng, có đường giao thông đến trung tâm xã 100% xã, 90% đường giao thông nông thôn đi lại được quanh năm, 100% số xã có

điện lưới quốc gia và 85% số hộ được dùng điện, 100% số xã có điện thoại đến trung tâm xã, 100% số xã có nhà trạm y tế, 60% số trạm y tế có bác sỹ và 65% số trạm y tế đạt 10 chuẩn quốc gia về y tế, xoá phòng học tranh tre tạm

bợ và 80% số phòng học được kiên cố hoá và 100% các trường học ở các xã vùng cao, vùng xa có nhà ở công vụ cho giáo viên.

- Phấn đấu đến năm 2010 có 100% số huyện, 90% số xã đạt chuẩn phổ

cập trung học cơ sở, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 28%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 95% và phủ sóng phát thanh đạt 100%

dân số; có 80% dân số được dùng nước hợp vệ sinh; 100% trung tâm cụm xã miền núi có chợ và nhà bưu điện văn hoá xã và các thiết chế văn hoá cơ sở.

- Thực hiện tốt việc quy hoạch sắp xếp lại dân cư gắn với quy hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng và quy hoạch sản xuất ở nông thôn nhằm góp phần

nâng cao hiệu quả đầu tư, ổn định đời sống đồng bào, thực hiện xóa đói giảm

nghèo cao bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)