Xoá đói giảm nghèo trước hết là bổn phận của chính người nghèo phải
tự vươn lên và thoát nghèo. Trách nhiệm của Chính phủ và cộng đồng là trợ giúp để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo, hiệu quả xoá đói giảm nghèo sẽ đạt thấp, nếu bản thân người nghèo không tích cực và nổ lực phấn đấu vươn lên để có mức sống cao hơn. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo phải được coi là sự
nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của
mục tiêu chống nghèo đói ở các nước.
Nhà nước thực hiện nhiệm vụ trợ giúp người nghèo biết cách thoát
nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh thực hiện một số chính sách hỗ trợ cụ thể về xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, trợ cấp khi
cần thiết hỗ trợ tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người
nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của chính
họ là điều kiện để thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững.
Các tổ chức hội, đoàn thể là những người tham gia tuyên truyền, vận động để truyền bá những chủ trương, chính sách của Nhà nước, hướng dẫn
những kinh nghiệm và kiến thức về xoá đói giảm nghèo, tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chương trình xoá đói giảm
nghèo của quốc gia, của địa phương. Cộng đồng dân cư và các đơn vị kinh tế,
các tổ chức tài trợ hưởng ứng và tham gia thực hiện các cuộc vận động về hỗ
trợ người nghèo.
Như vậy, lực lượng tham gia xoá đói giảm nghèo bao gồm: Nhà nước (Trung ương và địa phương), các tổ chức xã hội, đoàn thể kinh tế – xã hội,
cộng đồng dân cư, các nhà tài trợ trong và ngoài nước và cá nhân người
nghèo là nhân tố cơ bản.
Trong tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo có mối
quan hệ biện chứng. Tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để
giảm nghèo. Ngược lại, giảm nghèo là nhân tố đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế
mang tính bền vững. Tuy nhiên trong mối quan hệ này thì giảm nghèo vẫn là yếu tố chịu sự chi phối, phụ thuộc vào yếu tố tăng trưởng kinh tế. Trong nền
kinh tế, nếu tăng trưởng kinh tế chịu tác động của các quy luật kinh tế như:
quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi nhuận, năng suất lao động....thì giảm nghèo lại chịu tác động quy luật phân hoá giàu nghèo, vấn đề
phân phối và thu nhập, vấn đề lao động và việc làm, các chính sách xã hội...
Trong quá trình vận động các yếu tố, các quy luật tác động lên tăng trưởng
kinh tế và giảm nghèo theo nhiều chiều hướng, có khi trái ngược nhau. Do
vậy, để đảm bảo được giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đòi hỏi Nhà
nước có sự can thiệp sao cho sự tác động của các quy luật có hướng đồng
thuận. Đây là vấn đề không hề đơn giản và không phải quốc gia nào cũng làm
được trong quá trình phát triển.