Vai trò của xoáđói giảm nghèo trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở miền nú

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 31 - 34)

- Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng vào phát triển con người, nhất là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ

tham gia vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.

Ngay từ những ngày đầu tiên của chế độ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

đưa vấn đề xoá đói giảm nghèo vào danh mục những công việc bức xúc của chính

phủ cần làm ngay. Do đó thấy được vai trò quan trọng của xoá đói giảm nghèo đối

với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt đối với miền núi. Như chúng ta đã biết, đói nghèo là một hiện tượng lịch sử xã hội xuất

hiện và tồn tại trong đời sống hiện thực của cộng đồng loài người từ bao đời nay. Đây là một trở ngại, một lực cản lớn, một thách thức nghiệt ngã đối với

sự phát triển xã hội.

Xuất phát từ ảnh hưởng của đói nghèo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Xoá đói giảm nghèo nổi lên là một vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội cần được giải quyết để đổi mới phát triển đất nước. Xoá đói giảm nghèo không

được giải quyết thì không mục tiêu nào về phát triển kinh tế xã hội như: tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân ổn định xã hội, bảo đảm quyền con người được thực hiện…

Sau hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đạt được nhiều thành tựu trong phát

triển kinh tế - xã hội ở miền núi, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu hạ

tầng về kinh tế - xã hội, đời sống đại đa số đồng bào các dân tộc từng bước được

cải thiện một bước. Song mặt trái tiêu cực của đời sống xã hội. Đó là sự phân

hoá giàu nghèo của một bộ phận đồng bào miền núi kéo theo các tệ nạn xã hội. Có thể nói rằng xoá đói giảm nghèo có vai trò đặc biệt quan trọng trong

việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội góp phần khắc phục hậu quả

tiêu cực của phân hoá giàu nghèo. Nếu để xảy ra tình trạng trên, gây mất ổn định chính trị xã hội, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Không giải quyết

công bằng xã hội và như vậy mục tiêu phát triển bền vững của CNXH cũng

không thể thực hiện được.

Xoá đói giảm nghèo có vai trò quan trọng tạo tiền đề cơ sở cho sự phát

triển xã hội; xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng

vào phát triển con người, nhất là nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham

gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Phát triển kinh tế tăng thu nhập, được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như: học hành, khám chữa

bệnh miễn phí, tiếp cận với thông tin khoa học…góp phần nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào sinh sống ở miền núi.

- Xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội và là cơ

sở để bảo vệ môi trường sinh thái.

Đói nghèo là một nguy cơ, là một nguyên nhân chủ yếu gây nên tội

phạm, các tệ nạn xã hội, bạo lực, mất an toàn xã hội. Nó không chỉ kéo theo

hiệu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng cho các nước đang phát triển nói chung

và miền núi và vùng đồng bào dân tộc nói riêng mà còn là nguyên nhân quan trọng của xung đột, mất ổn định chính trị. Vì vậy xóa đói giảm nghèo là một

trọngtrong những biện pháp góp phần đảm bảo ổn định chính trị và trật tự an

toàn xã hội.

Lịch sử đã chứng minh rằng, đói nghèo bao giờ cũng tham gia vào quá trình khai thác bừa bãi tài nguyên, tàn phá môi trường sinh thái. Bởi vậy xoá đói giảm nghèo có vai trò cực kỳ quan trọng nhằm bảo vệ môi trường sinh

thái giữ gìn thiên nhiên đa dạng hoá sinh học. Tạo điều kiện cho khai thác hợp

lý tài nguyên ở miền núi.

- Xoá đói giảm nghèo góp phần mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân

nhất là nhóm người nghèo nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi nơi có điều kiện sống cực kỳ khó khăn, nâng cao năng lực cá nhân để thực

cuộc sống. Mặt khác xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện và cơ hội cho sự phát

triển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảng cách và sự chênh lệch quá mức về

mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi, giữa đồng

bào các dân tộc thiểu số với đồng bào kinh.

Xoá đói giảm nghèo tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý hơn,

từng bước thực hiện sự phân phối công bằng cả trong khâu sản xuất lẫn khâu

phân phối kết quả sản xuất cho mọi người, nhất là nhóm người nghèo.

Xoá đói giảm nghèo tạo cơ hội cho người nghèo nhất là đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở miền núi có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như:

giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và hưởng thụ các hoạt động văn hoá…

Trong kế hoạch phát triển bền vững của chính phủ Việt Nam về thực

thiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Việt Nam cam kết dành ưu tiên hàng đầu

cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo là hướng quan trọng để tranh thủ sự giúp đỡ

nhiều mặt của cộng đồng quốc tế về: Kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn lực,

góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)