Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 52 - 54)

- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện xoáđói giảm nghèo, Thá

2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế

Về tăng trưởng kinh tế

- Tổng GDP toàn vùng năm 2004 đạt 2.015,2 tỷ đồng (giá 94); năm 2005 ước thực hiện: 2.128,5 tỷ. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ

2001- 2005, đạt 6,5% (cả tỉnh khoảng 9,1%).

Trong đó: nông-lâm-thuỷ sản đạt 4,9%/năm; công nghiệp – xây dựng: 11,8%/năm; dịch vụ: 6,8%/năm. Huyện có tốc độ tăng cao nhất là Như Xuân, đạt 11,4%/năm; thấp nhất là huyện Quan Sơn, đạt 4,1%/năm.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 đạt: 2,1 triệu đồng (tương đương 209 USD); năm 2004 đạt: 3,1triệu đồng (tương đương 260 USD). Năm 2005 ước đạt 3,5 triệu đồng (tương đương 272 USD), gấp 1,25 năm 2000.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 2000 chiếm: 13,0% tổng GDP toàn vùng; năm 2005 tăng lên: 19,8%; trong đó công nghiệp năm 2000: 6,7%; năm 2005 tăng lên: 11,8% trong tổng GDP toàn vùng.

Năm 2005, cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong

GDP là: 49,7% - 19,8% - 30,6% (cả tỉnh là: 31,6% - 35,1% - 33,3%).

2nd. Biểu 2.3:Cơ cấu GDP phân theo ngành

Đơn vị: % Hạng mục Tổng số Chia ra các ngành Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Năm 2000: Vùng miền núi 100,0 57,0 13,0 30,0 Toàn tỉnh 100,0 39,6 26,6 33,8 Năm 2005: Vùng miền núi 100,0 49,7 19,8 30,6 Toàn tỉnh 100,0 31,6 35,1 33,3

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá.

Về kết cấu hạ tầng kinh tế:

+ Mạng lưới giao thông đường bộ phát triển khá mạnh, kể cả Quốc lộ,

tỉnh lộ, và giao thông nông thôn. Các tuyến quốc lộ 15A, 45, 47, 217, tuyến

Hồi Xuân-Tén Tần, Lang Chánh-Yên Khương đã và đang được đầu tư nâng

cấp. Đường Hồ Chí Minh qua 5 huyện miền núi dài 133 km đưa vào sử dụng

phát huy tác dụng tốt.

+ Một số công trình thuỷ lợi lớn đang được triển khai thi công như hồ

Cửa Đạt, hệ thống tưới Tén Tần- Mường Lát, kiên cố kênh hồ Duồng Cốc- Cẩm Thuỷ, Hồ Yên Mỹ, Phượng Xuân (Như Thanh), Hồ Cống Khê, hệ thống

thuỷ lợi Minh Tiến (Ngọc Lặc) kênh 3 xã (Quan Sơn)

+ Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư đến 11/11 huyện miền núi, trong đó 86% số xã và 69,2% số hộ có điện lưới quốc gia (cả tỉnh là 90% số

hộ). Hiện nay 11/11 huyện miền núi có hệ thống liên lạc trong và ngoài nước;

toàn vùng có 10.177 máy điện thoại, bình quân 1.000 dân có 11,4 máy (toàn tỉnh: 31,5 máy).

+ Bước đầu hình thành khu công nghiệp Vân Du-Thạch Thành; xây dựng

các nhà máy chế biến tinh bột sắn Như Xuân, Bá Thước, nhà máy nước dứa cô đặc Như Thanh,... Các cơ sở chế biến luồng ở Quan Sơn, Quan Hoá, sản

xuất đá ốp lát xuất khẩu (Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc).

Đến nay, khu vực miền núi có 7.088 phòng học, trong đó có 4 812 phòng học kiên cố, chiếm 67,8%. Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh từ huyện đến

cơ sở được quan tâm đầu tư, 11 huyện đều đã có bệnh viện đa khoa, trung tâm

y tế dự phòng; 97% số xã có nhà trạm xá. Các thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm, đến nay có 55,4% số xã đã xây dựng được nhà văn hoá. Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc quy mô 200 giường đầu tư nâng cấp lên 400

giường đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân 11 huyện miền núi; Trường Công nhân kỹ thuật đang xây dựng và sẽ đưa vào khai thác trong năm.

Một phần của tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)