5. Kết cấu luận văn
1.3. Những vấn đề chung về thị trường tư vấn xây dung
1.3.1. Khái niệm về tư vấn, thị trường tư vấn xây dựng.
1.3.1.1. Khái niệm tư vấn xây dựng.
- Tư vấn (Consulting) là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất xám” cung ứng cho khách hàng những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp hành động và giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó, kể cả tiến hành những nghiên cứu soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực thi dự án đạt hiệu quả yêu cầu.
- Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dung,…
Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng – chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan trong các công việc chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng (như lập các báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dung, báo cáo kinh tế kỹ thuật), thực hiện dự án đầu tư xây dựng (như khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị thi công xây dựng công trình, kiểm soát chi phí, quản lý hợp đồng xây dựng,…).
1.3.1.2. Khái niệm thị trường tư vấn xây dựng.
Thị trường theo nghĩa chung là nơi mua bán, trao đổi những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
Trong một hệ thống thị trường mở các yếu tố cấu thành chủ yếu là:
- Những người mua (Các chủ đầu tư xây dựng, các cá nhân và tổ chức có nhu cầu). - Vật mua bán (Các sản phẩm dịch vụ tư vấn).
- Những người bán (Các doanh nghiệp tư vấn, các nhà tư vấn).
- Môi trường hoạt động (như kinh tế, pháp luật, dịch vụ xã hội, công nghệ,...).
Thị trường tư vấn xây dựng là nơi gặp gỡ giữa nhu cầu cần tư vấn xây dựng của người mua và khả năng, kết quả tư vấn xây dựng của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng (người bán) nhằm ký kết được hợp đồng tư vấn xây dựng. Hay nói cách khác thị trường tư vấn xây dựng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi sản phẩm dịch vụ liên quan đến xây dựng.
Một doanh nghiệp tư vấn xây dựng không thể khép kín, nó phải có môi trường tồn tại nhất định và thông qua đó nó trao đổi thường xuyên với các tổ chức, cá nhân có liên quan với sự tồn tại và phát triển của nó, đó là các nhà đầu tư, các nhà thầu và Nhà nước,...
Mối quan hệ giữa khách hàng và nhà tư vấn xây dựng diễn ra trên thị trường chủ yếu thông qua đấu thầu lựa chọn tư vấn, chỉ định thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng, bàn giao, thanh toán khi sản phẩm, dịch vụ tư vấn hoàn thành.
1.3.2. Chức năng, đặc điểm của thị trường tư vấn xây dựng.
1.3.2.1. Chức năng của thị trường tư vấn xây dựng.
Cũng như các thị trường khác, thị trường tư vấn xây dựng có các chức năng sau:
- Chức năng thừa nhận: Đối với nhà tư vấn xây dựng (bên bán) thì việc sản xuất sản phẩm (dịch vụ tư vấn) của họ được chấp nhận hay không là tuỳ thuộc vào bên mua (chủ đầu tư xây dựng). Như vậy, việc mua bán sản phẩm tư vấn được diễn ra trên thị trường qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
- Chức năng thực hiện: Việc trao đổi mua bán có được tiến hành hay không lại tuỳ thuộc vào giá cả, kinh nghiệm, uy tín của nhà thầu.
Nếu sản phẩm (dự kiến sản xuất ra) mà bán được có nghĩa là những yêu cầu đã được thừa nhận là thực hiện được và người bán có thể thu hồi chi phí sản xuất từ người mua và có lãi.
- Chức năng thông tin: ở thị trường tư vấn xây dựng cũng phản ánh thông tin về cung cầu sản phẩm, về các đối thủ cạnh tranh, về giá cả và giá trị sản phẩm và còn phản ánh bộ mặt kinh tế – xã hội của khu vực, của đất nước,...
- Chức năng điều tiết: Thông qua giá cả và nhu cầu của thị trường về sản phẩm tư vấn xây dựng mà cơ chế thị trường sẽ tác động để điều tiết qaun hệ cung cầu. Sự điều tiết này dẫn đến điểm cân bằng giữa cung và cầu cũng như hình thành giá cả bình quân của từng loại sản phẩm.
1.3.2.2. Đặc điểm của thị trường tư vấn xây dựng.
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng có khác với quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá khác nên đặc điểm của thị trường tư vấn xây dựng cũng có một số khác biệt như:
- Việc mua bán sản phẩm dịch vụ tư vấn có thể diễn ra trên thị trường trước khi sản phẩm hàng hoá đó được tạo ra trên thực tế (tư vấn đầu tư, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn dấu thầu) hoặc trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng (tư vấn giám sát,...), tồn tại là các dự án trên các bản vẽ kỹ thuật, kèm theo dự toán công trình... Việc mua bán đó được thực hiện bằng đấu thầu hoặc chỉ định thầu với những ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng kinh tế giữa các bên có liên quan: người mua (chủ đầu tư), người bán (nhà tư vấn).
- Yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật – công nghệ xây dựng từng dự án, công trình cũng khác nhau, việc tư vấn xây dựng công trình có thể do nhiều nhà tư vấn hoặc một nhà tư vấn tham gia, mỗi nhà tư vấn có thể thực hiện toàn bộ hoặc một số công việc tư vấn xây dựng.
Thông thường, một dự án đầu tư xây dựng bao gồm các công việc tư vấn sau: - Tư vấn khảo sát xây dựng (1).
- Tư vấn lập báo cáo đầu tư (nếu có), lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật (2).
- Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình (3). - Tư vấn lập định mức, đơn giá xây dựng công trình (4).
- Tư vấn tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu (5).
- Tư vấn kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình (nếu cần) (6). - Tư vấn giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị (7).
- Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng (9).
- Tư vấn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình (10).
- Tư vấn kiểm toán, quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm (11).
- Tư vấn thực hiện các công việc khác (12).
Theo các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình, các công việc tư vấn xây dựng được tổng hợp theo sơ đồ sau:
Hình 1.7:
1.3.3. Phân loại thị trường tư vấn xây dựng.
1.3.3.1. Theo tính chất của thị trường tư vấn.
- Thị trường cung (thị trường bán): là thị trường mà ở đó doanh nghiệp tư vấn xây dựng đem tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Thị trường cầu (thị trường mua): là thị trường mà ở đó doanh nghiệp tư vấn xây dựng mua các loại công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn,... để tiến hành sản xuất ra những sản phẩm tư vấn xây dựng.
1.3.3.2. Theo phạm vi vùng lãnh thổ hoạt động.
- Thị trường tư vấn xây dựng địa phương. - Thị trường tư vấn xây dựng quốc gia. - Thị trường tư vấn xây dựng quốc tế.
Chuẩn bị dự án Thực hiện dự án Kết thúc đầu tư, đưa dự án vào khai thác, sử (1) (3) (4) (5) (6) (7) (10) (8) (9) (12) (11)
1.3.3.3. Theo mức độ chiếm lĩnh thị trường.
- Thị trường tư vấn xây dựng hiện tại. - Thị trường tư vấn xây dựng tiềm năng.
1.3.3.4. Theo mức độ cạnh tranh.
- Thị trường tư vấn xây dựng cạnh tranh hoàn hảo.
- Thị trường tư vấn xây dựng cạnh tranh không hoàn hảo.
1.3.3.5. Theo nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Thị trường tư vấn xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương).
- Thị trường tư vấn xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Thị trường tư vấn xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh.
- Thị trường tư vấn xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn phát triển của doanh nghiệp.
- Thị trường tư vấn xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn khác (tư nhân, hỗn hợp).
1.3.3.6. Theo đặc điểm, tính chất của loại dự án.
- Thị trường tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng. - Thị trường tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp. - Thị trường tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông. - Thị trường tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi.
- Thị trường tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
1.3.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị tư vấn xây dựng là hoạt động của trí tuệ, không chỉ dựa vào Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ mà còn là hoạt động tổng hợp Chính trị – Kinh tế - Xã hội đa dạng mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc.
Tư vấn xây dựng là đơn vị giúp chủ đầu tư về mặt chuyên môn, sản phẩm của tư vấn là ý đồ của chủ đầu tư được diễn giải ra giấy, phần mềm; là “phiên dịch” ngôn ngữ chuyên môn giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp.
Tư vấn xây dựng tham gia đầy đủ các khâu trong dự án từ lập dự án đến khảo sát, thiết kế các công trình cho đến khâu giám sát nhà thầu thực hiện dự án, mua sắm thiết bị, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn xây dựng luôn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình và hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Trong thiết kế quy hoạch và lập dự án nếu đơn vị tư vấn lựa chọn vị trí, đề xuất quy mô xây dựng và đưa ra mức vốn đầu tư không hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí vốn đầu tư. Quá trình khảo sát xây dựng để thiết kế, nếu số liệu không chính xác, không phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng, bỏ sót các vật kiến trúc trong phạm vi xây dựng thì khi thi công sẽ phải bổ sung thay đổi thiết kế, gây tốn kém về kinh phí và kéo dài thời gian thực hiện dự án… Vì vậy, hoạt động tư vấn xây dựng là hoạt động có điều kiện, đối với ổ chức tư vấn phải có điều kiện năng lực hoạt động, đối với cá nhân tư vấn phải có chứng chỉ hành nghề.
1.3.5. Một số tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng. của doanh nghiệp tư vấn xây dựng.
Việc đánh giá khả năng cạnh tranh nếu chỉ căn cứ vào các yếu tố định tính thì không tránh khỏi cảm tính, bởi vậy phải cố gắng lượng hoá. Tuy nhiên khó có được một chỉ tiêu tổng hợp đo lường khả năng cạnh tranh, do đó phải có một hệ thống chỉ tiêu.
Ngoài các chỉ tiêu đã được trình bày ở mục 1.1.2.2 và mục 1.1.3.2 như các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh nói chung, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng có thể sử dụng thêm chỉ tiêu sau:
- Giá trị trúng thầu và số lượng công trình thắng thấu:
Chỉ tiêu này cho biết tình hình kết quả thực hiện công tác đấu thầu của doanh nghiệp. Qua đó có thể đánh giá được chất lượng, hiệu quả của công tác dự thầu trong năm và quy mô của các công trình đã trúng thầu.
- Xác suất trúng thầu: Tính theo số hợp đồng
P1 = Htt x 100% (1.6)
Hdt
P2 = Gtt x 100% (1.7)
Gdt Trong đó:
P1 : Xác suất trúng thầu theo số hợp đồng Htt : Số hợp đồng trúng thầu
Hdt : Số hợp đồng dự thầu
P2 : Xác suất trúng thầu theo giá trị hợp đồng Gtt : Giá trị hợp đồng trúng thầu
Gdt : Giá trị tham gia dự thầu
Việc lựa chọn các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh còn tuỳ thuộc từng doanh nghiệp tư vấn xây dựng cụ thể, mục đích, yêu cầu về mức độ khi phân tích.
Vậy, việc làm rõ và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, thị trường tư vấn xây dựng, doanh nghiệp tư vấn xây dựng, các tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng, từ đó, tạo cơ sở khoa học luận để phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng.
Chương 2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng
2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .
Công ty Cổ phần Vinashin – Tư vấn Đầu tư xây dựng:
Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Vinashin – Tư vấn Đầu tư xây dựng. Tên giao dịch : Vinashin – Investment consultant Joint stock company.
Tên viết tắt : VINCO., JSC
Trụ sở chính : số 22 lô 1C, khu đô thị Trung Yên, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Công ty Cổ phần Vinashin – Tư vấn Đầu tư xây dựng được thành lập tại nước CHXHCN Việt Nam theo Quyết định số 0103000709 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 21 tháng 12 năm 2001, đăng ký thay đổi lần cuối ngày 06 tháng 11 năm 2006. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, kiến trúc sư, kỹ sư dày dạn kinh nghiệm, máy móc trang thiết bị hiện đại, đồng bộ.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, kỹ thuật hạ tầng đô thị, công trình công nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, công trình xăng dầu.
- Khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, khoan thăm dò, khảo sát khai thác nước ngầm các công trình xây dựng.
- Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của đất, nền móng các công trình xây dựng. - Thiết kế quy hoạch chi tiết khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu công nghiệp và công trình giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp.
- Thiết kế và lập dự toán các công trình dân dụng, kỹ thuật hạ tầng đô thị, công trình công nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, xăng dầu.
- Thẩm định dự án đầu tư xây dựng; thẩm định thiết kế các công trình dân dụng, kỹ thuật hạ tầng đô thị, công trình công nghiệp, công trình giao thông vận tải, thuỷ lợi, nông nghiệp, xăng dầu.
- Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp, quản lý dự án các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông vận tải, thuỷ lợi, nông nghiệp, xăng dầu.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, kỹ thuật hạ tầng đô thị, công trình công nghiệp, công trình giao thông vận tải, thuỷ lợi, nông nghiệp, xăng dầu.
Các công trình đã và đang triển khai trong thời gian từ năm 2005 đến hết quý I năm 2008:
STT Tên dự án, công trình, gói thầu tư vấn TMĐT (tỷ đồng)
Chủ đầu tư Giá trị hợp đồng (đồng)
Ghi chú
1
Gói thầu EPC – Phân xưởng sơn phân đoạn + dây chuyền sơn phân tổng đoạn thuộc DA: Nâng cao năng lực đóng tàu nhà máy đóng tàu Đà Nẵng
1499 Nhà máy đóng tàu
Đà Nẵng 14.128.046.238
Thiết kế, thi công, cung cấp thiết bị
2
Gói thầu EPC số 1: Dây chuyền làm sạch và phun sơn tổng đoạn thuộc dự án: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đóng tàu chở ô tô xuất khẩu –