Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu luận văn

1.1.4.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

a. Khả năng phản ứng nhanh và linh hoạt của đối thủ cạnh tranh.

Nếu đối thủ có khả năng nhanh chóng điều chỉnh chiến lược, từ bỏ các cam kết đối với chiến lược cũ để chuyển sang chiến lược mới nhằm bắt chước bài học thành công của doanh nghiệp thì lợi thế của doanh nghiệp có xu hướng tồn tại nhất thời, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là không bền vững. Nếu ngược lại, doanh nghiệp có nhiều khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh của mình và có khả năng cạnh tranh mạnh, bền vững hơn.

b. Tốc độ đổi mới công nghệ trong ngành.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong ngành có tốc độ đổi mới công nghệ nhanh chóng, chu kỳ sống của sản phẩm rút ngắn thì các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có xu hướng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn trước khi bị các công nghệ mới thay thế. Trong khi đó, doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có tốc độ đổi mới công nghệ chậm hơn có xu hướng kéo dài thời gian tồn tại của các lợi thế và khả năng cạnh tranh tương đối bền vững.

c. Môi trường thể chế và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội là điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội làm giảm rủi ro trong kinh doanh, hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

Hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán và ổn định cần hướng tới tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Với vai trò là người điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần xác định việc tạo lập môi trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng và ổn định cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng nhằm hình thành đồng bộ các loại thị trường (thị trường yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra). Các loại thị trường được hình thành đồng bộ và thông thoáng sẽ làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 36 - 37)