5. Kết cấu luận văn
1.2.3. Các nhân tố làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong
cảnh kinh tế quốc tế hiện nay.
Tham gia tiến trình hội nhập kinh tế các doanh nghiệp Việt Nam cùng lúc phải đối mặt với những thách thức trong và ngoài nước. Cụ thể:
- Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, có quy mô nhỏ bé, tiềm lực vật chất nghèo nàn. Với năng lực tài chính hạn chế doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng đầu tư quy trình công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Tiềm lực vật chất nghèo nàn cũng dễ dẫn đến tâm lý “ăn xổi, ở thì” hạn chế tầm nhìn cho các chương trình phát triển chiến lược.
- Trình độ công nghệ lạc hậu trong khi sức cạnh tranh còn quá thấp. Giải quyết vướng mắc này không phải là chuyện giản đơn. Tiềm lực mỏng, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật hạn chế, đã gây khó khăn cho quá trình chuyển giao và tiếp nhận quy trình kỹ thuật đồng bộ hiện đại, lợi thế của người đi sau dường như chỉ là điều được nói trên lý thuyết. Thêm vào đó, cạnh tranh trong môi trường cùng lúc có nhiều đối thủ cũng trở nên khó khăn hơn.
- Điều kiện hạ tầng cơ sơ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chi phí đầu vào cho sản xuất lớn (bao gồm cả giá đầu vào và chi phí trung gian).
- Các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện của nền kinh tế quá độ, có sự chênh lệch lớn về năng lực tổ chức, sự thiếu đồng bộ về hệ thống pháp luật.
- Nguy cơ bị lép vế trong việc tìm kiếm các cơ hội, hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp của các nước công nghiệp phát triển.
- Bề dày văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường chưa hình thành một cách rõ nét, nguyên nhân của vấn đề có thể xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử, văn hoá và thói quen trong thời gian dài của cơ chế kế hoạch hoá tập trung; điều này không đủ cơ sở để tạo lập sức mạnh hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh.