Các nhân tố nội tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 32 - 36)

5. Kết cấu luận văn

1.1.4.1. Các nhân tố nội tại doanh nghiệp

a. Sự lựa chọn phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.

Phạm vi kinh doanh, một nội dung quan trọng tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp, là sự kết hợp của ba khía cạnh mà doanh nghiệp cần làm rõ:

- Khách hàng là ai? Hay doanh nghiệp đang phục vụ cho đối tượng khách hàng nào, phân đoạn thị trường nào?

- Nhu cầu nào của khách hàng được thoả mãn? Theo quan điểm của các nhà kinh tế, sở dĩ khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm thu được lợi ích là do hàng hoá, dịch vụ đó có những đặc tính giúp thoả mãn nhu cầu của họ. Do vậy, câu hỏi trên dẫn đến một vấn đề là doanh nghiệp cần thiết kế, chế tạo và cung ứng sản phẩm với những đặc tính cụ thể nào để thoả mãn nhu cầu khách hàng.

- Doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng cách nào? Câu hỏi này liên quan đến việc xác định các năng lực đặc biệt của doanh nghiệp. Đó là những lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên hai yếu tố mang tính bổ sung và hỗ trợ cho

nhau là các nguồn lực và khả năng như đã trình bày trong “cách tiếp cận dựa theo nguồn lực” ở trên.

Hình 1.6: Mô hình xác định phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định đúng sự kết hợp của ba khía cạnh trên là tối quan trọng đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Xác định đúng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp biết cần đưa ra thị trường những sản phẩm gì, nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu nào, đối thủ cạnh tranh trực tiếp là ai, vũ khí và cách thức cạnh tranh là gì (năng lực đặc biệt của doanh nghiệp).

Trong quá trình phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cũng thường xuyên tìm cách mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua tác động vào ba chiều của mô hình trên. Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường bằng cách thu hút các đối tượng khách hàng mới hoặc tiêu thụ sản phẩm trên các đoạn/ khu vực thị trường mới, mở rộng danh mục sản phẩm với các đặc tính khác nhau hoặc phát triển những sản phẩm hoàn toàn mới, sáng tạo những năng lực mới cho phép cạnh tranh có hiệu quả hơn so với đối thủ. Tất cả những điều đó đều làm thay đổi phạm vi kinh doanh theo cách mà mà doanh nghiệp mong muốn.

b. Năng lực quản lý, quyết tâm và cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năng lực lãnh đạo thể hiện trong các công việc “đối nội” và “đối ngoại” của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Về hoạt động đối nội, năng lực này thể hiện ở chỗ biết phát huy sở

Nhu cầu cần thoả mãn là gì? Khách hànglà ai? DN thoả mãn nhu cầu bằng cách nào? Phạm vi kinh doanh của DN

trưởng của từng người và từng tập thể, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể và của toàn doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp,... Về quan hệ đối ngoại, người lãnh đạo có năng lực là người biết nhìn xa trông rộng, có óc quan sát và phân tích, phán đoán chính xác các cơ hội, nguy cơ từ môi trường, có khả năng xử lý tốt các mối quan hệ với các đối tượng hữu quan bên ngoài (như khách hàng, người cung ứng, cơ quan nhà nước, cộng đồng địa phương,...) để tận dụng thời cơ và tránh nguy cơ cho doanh nghiệp.

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được quan niệm là khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển liên tục các lợi thế cạnh tranh một cách bền vững. Bản thân cách quan niệm này đã hàm ý khả năng cạnh tranh là một vấn đề mang tính dài hạn. Không thể bằng lối kinh doanh “chụp giật”, “bóc ngắn cắn dài”, “chỉ thấy cái lợi trước mắt” mà doanh nghiệp có thể đạt được khả năng cạnh tranh mạnh. Điều này có nghĩa, nâng cao khả năng cạnh tranh cần sự quyết tâm và cam kết dài hạn của lãnh đạo doanh nghiệp. Chỉ có quyết tâm và cam kết dài hạn họ mới luôn tìm mọi cách phát huy những lợi thế hiện có, lãnh đạo toàn bộ tổ chức sáng tạo những lợi thế mới và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nếu ban lãnh đạo của doanh nghiệp không quyết tâm nâng cao lợi thế cạnh tranh, sẽ dẫn đến tình trạng “nửa đường đứt gánh”, thiếu tâm huyết trong việc tìm kiếm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhân viên cấp dưới cũng không có động lực để phát huy tài năng đóng góp các sáng kiến cải thiện kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hậu quả tất yếu là doanh nghiệp bị mất dần các lợi thế cạnh tranh hiện tại, suy giảm khả năng cạnh tranh và dẫn đến tiêu vong. Do vậy, có thể nói sự quyết tâm và cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

c. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến việc tạo dựng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một mặt, chiến lược được xây dựng dựa trên các lọi thế cạnh tranh, phát huy yếu tố sở trường của doanh nghiệp nhằm cạnh tranh với yếu tố sở đoản của các đối thủ mà qua đó giành thắng lợi cho cạnh tranh. Mặt khác, thông qua các chiến lược, doanh nghiệp có thể tạo dựng, duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh mới, và do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. Vấn đề mấu chốt ở đây là doanh nghiệp phải

xây dựng, lựa chọn, và thực hiện có hiệu quả các chiến lược thích hợp để có thể khai thác tốt nhất các điều kiện môi trường kinh doanh bên ngoài và nội bộ doanh nghiệp.

d. Văn hoá doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì yếu tố này tác động đến cách thức các cá nhân, nhóm, bộ phận tương tác với nhau và khả năng sáng tạo của họ. Nếu doanh nghiệp xây dựng được truyền thống văn hoá thích hợp sẽ là nhân tố thuận lợi khai thông mọi ý tưởng sáng tạo, tìm ra những cách thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ thông thường, nhạy cảm hơn với những thay đổi của môi trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng,v..v...Ngược lại, nếu văn hóa doanh nghiệp đề cao cách làm việc mang tính rập khuôn, máy móc, thụ động, không khuyến khích những ý tưởng mới sẽ làm hạn chế khả năng đổi mới của doanh nghiệp.

e. Năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở quy mô vốn kinh doanh. Có những doanh nghiệp quy mô vốn lớn nhưng không mạnh, đó là do cơ cấu tài sản, nguồn vốn không hợp lý, doanh nghiệp chưa biết cách khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình. Ngược lại, có những doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng vẫn được coi là mạnh vì doanh nghiệp đã duy trì tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động những nguồn tài chính thích hợp để sản xuất – kinh doanh những sản phẩm có sức cạnh tranh phục vụ tốt thị trường mục tiêu.

Một lần nữa, chúng ta thấy vai trò của lựa chọn đúng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề không nằm ở chỗ quy mô vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu mà là doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả thế nào để phục vụ tốt đến đâu nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu trong phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có số vốn càng nhỏ thì càng chú trọng đáp ứng nhu cầu đặc thù của đối tượng khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh sẽ là điều kiện cần thiết rất quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh.

f. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp.

Năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở trình độ trang bị công nghệ mà còn thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có trình độ trang bị công nghệ cao nhưng không có đội ngũ lao động sử dụng có hiệu quả công nghệ ấy thì cũng không thể có khả năng cạnh tranh mạnh được. Công nghệ

thích hợp, hiện đại là điều kiện cần thiết để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, có nhiều tính năng ưu việt hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường, và do đó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)