5. Kết cấu luận văn
3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức sản xuất
Để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng cần thực hiện các giải pháp sau:
a. Đẩy mạnh việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất.
Hoàn thiện bộ máy, xây dựng quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật lao động, đẩy mạnh phong trào thi đua tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả cao ở từng bộ phận đến toàn bộ doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ khai thác được "nội lực" nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo khả năng để doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với sự biến động của thị trường và có sự cạnh tranh gay gắt.
Hiện nay công ty đang áp dụng theo hình thức tổng hợp các phòng ban chuyên môn. Một dự án, tuỳ theo đặc thù từng công trình trong dự án mà giao cho các phòng thiết kế chuyên môn đảm nhiệm, sau đó tập hợp chuyển cho phòng dự toán tính giá.
ưu điểm:
+ Lực lượng thiết kế chuyên ngành được tập trung ở một bộ phận, rất thuận lợi cho việc trao đổi công việc trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng chuyên môn cho từng cá nhân.
+ Hồ sơ thiết kế được kiểm soát tốt ở từng bộ phận. + Tiết kiệm chi phí hành chính nhờ giảm bớt đầu mối.
+ Việc thanh toán lương sản phẩm được quy về từng phòng ban.
Nhược điểm:
+ Chủ trì thiết kế rất khó kiểm soát tiến độ, chất lượng công việc vì phải thông qua phụ trách các phòng ban.
+ Tiến độ thực hiện dự án bị ảnh hưởng do phụ thuộc tiến độ từng phòng ban. + Tuy kiểm soát được chất lượng từng bộ phận nhưng chất lượng tổng thể rất khó kiểm soát, không thuận lợi trong quá trình chỉnh sửa.
Với phương thức thực hiện nói trên, vấn đề bảo đảm chất lượng toàn bộ và tiến độ thực hiện công việc khó có thể khắc phục được khi thực hiện mục tiêu lấy chất lượng và tiến độ làm công cụ cạnh tranh trên thị trường, tạo dựng uy tín của doanh nghiệp, thoả mãn yêu cầu của chủ đầu tư. Vì vậy, xin đề xuất thực hiện theo mô hình: tổ chức thực hiện và kiểm soát sản phẩm làm việc theo nhóm.
Khi có dự án, chủ trì thiết kế sẽ phối hợp với các phòng ban chuyên môn để lấy người, tập hợp thành nhóm. Mô hình này khắc phục được nhược điểm của mô hình trên đồng thời phát huy hiệu quả làm việc theo nhóm, giúp chủ trì thiết kế kiểm soát được tiến độ, chất lượng từng bộ phận và toàn dự án.
b. Nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn, doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư đổi mới trang thiết bị hợp lý. Đồng thời doanh nghiệp phải đưa công cụ quản lý chất lượng hiện đại theo tiêu chuẩn ISO thật sự góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng thương hiệu, bản quyền sản phẩm để khẳng định vị thế của doanh nghiệp với khách hàng trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng một số khiếm khuyết về chất lượng sản phẩm tư vấn của doanh nghiệp thời gian vừa qua trong chương 2 của luận văn, để từng bước giảm thiểu các khiếm khuyết và nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn, xin kiến nghị một số giải pháp sau:
*Các giải pháp trước mắt:
+ Kiên quyết chấn chỉnh ngay việc không chấp hành đúng các quy chuẩn, quy trình quản lý chất lượng, quy định thể hiện hồ sơ tư vấn của công ty. Phòng kỹ thuật có trách nhiệm từ chối và chịu trách nhiệm về bất cứ biểu hiện sai phạm nào liên quan đến các khiếm khuyết này.
+ Tăng cường trách nhiệm của đơn vị thực hiện công tác tư vấn trên tất cả các khâu, đặc biệt trách nhiệm của chủ nhiệm đồ án từ khâu lấy yếu tố đầu vào đến việc bao quát, phối hợp giữa các bộ môn. Mạnh dạn đề xuất trong trường hợp cần thiết, từ chối các đòi hỏi không chính đáng từ phía một số đơn vị chủ đầu tư.
+ Tăng cường tính khoa học và chuyên nghiệp trong việc sắp xếp nội dung hồ sơ. + Khuyến khích tư duy sáng tạo, đề cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho các kiến trúc sư, kỹ sư trẻ có năng lực phát huy vai trò bình đẳng trong mọi công việc.
+ Chấm dứt tình trạng sao chép hồ sơ, thiếu động não ở tất cả các bộ môn (có quy định xử phạt nghiêm minh).
+ Khuyến khích sử dụng các kỹ thuật và vật liệu mới. Đồng thời chấm dứt tình trạng đối phó, tắc trách dẫn đến lãng phí, làm tăng vốn đầu tư.
+Tăng cường trao đổi, đối thoại trong phạm vi toàn công ty thông qua Hội đồng khoa học với các công trình, dự án có quy mô lớn, phức tạp.
+ Tăng cường trao đổi giữa các đơn vị trực tiếp làm tư vấn với Phòng kỹ thuật trên phạm vi tất cả các bộ môn để có giải pháp ngay từ đầu.
+ Đẩy mạnh và khuyến khích tìm tòi sáng tác thông qua công tác thi tuyển và thi đấu cả trong và ngoài đơn vị.
+Tăng cường tham quan, tập huấn kỹ thuật, thông tin khoa học theo tất cả các chuyên ngành.
Các biện pháp trên cần phải có chế tài cụ thể, có chế độ thưởng phạt phân minh và nghiêm khắc thì mới có thể thực hiện được.
*Các giải pháp lâu dài:
+ Về nhận thức: Trước hết cần nâng cao nhận thức của toàn bộ các thành viên trong đơn vị về nhu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng Hồ sơ tư vấn. Mỗi thành viên cần hiểu rõ đây là nhu cầu khách quan, mang tính sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Cần thấy rằng, đây là yêu cầu vừa cấp bách, vừa thường xuyên, mang tính lâu dài và chỉ trên cơ sở nâng cao chất lượng chúng ta mới có thể tạo điều kiện để từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
+ Về hành động: Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về nhu cầu nâng cao chất lượng, mỗi thành viên, trên mỗi cương vị, từ lãnh đạo các cấp, chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn đến người thiết kế cùng tất cả các Phòng chức năng cần hoàn thành tốt trách nhiệm của mình nhằm tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, tạo dựng một thương hiệu uy tín là Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư.
+ Về tổ chức: Bằng nhiều biện pháp, một mặt nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ hiện có bằng công tác tập huấn kỹ thuật, đào tạo nâng cao, khuyến học, sàng lọc kiện toàn, tuyển dụng thu hút nhân tài cả bề rộng lẫn chiều sâu…nhằm tạo dựng một đội ngũ chuyên sâu có tâm huyết, gắn bó với đơn vị. Mặt khác, cần có
định hướng nhằm từng bước xây dựng các mũi nhọn có tính chuyên môn hoá và tính chuyên nghiệp cao.
Bằng cơ chế và chính sách, động viên, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên mạnh dạn đầu tư vào công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường, thi tuyển kiến trúc, từng bước tham gia tích cực vào các dự án lớn của nhà nước.
Vấn đề đầu tiên trong thời gian tới, công ty phải thực hiện đúng, đủ các quy trình kỹ thuật ngành, quy trình quản lý chất lượng của Tập đoàn và tiến tới đạt chuẩn ISO 9001-2000.
c. Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin.
Để có thể tham gia và hoàn thành nhiệm vụ, hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đặc chủng, các phần mềm có bản quyền và tiên tiến thì mới có thể tham gia váo các dự án lớn. Vì vậy, việc đầu tư để tăng năng lực thiết bị và ứng dụng khoa học kỹ thuật, thông tin là rất bức bách.
Máy móc thiết bị, các ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến và công nghệ hiện đại là cơ sở của chất lượng tư vấn, tạo ra phong cách tư vấn xây dựng cho công ty, hơn thế nữa còn tạo ra sự tin cậy từ phía chủ đầu tư và các khách hành tiềm năng.
Các thiết bị và phần mềm mua sắm mới phải là thiết bị và phần mềm có tính chất quan trọng, quyết định phần lớn giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên việc đầu tư mua sắm mới các thiết bị, phần mềm này rất tốn kém. Do đó, công ty cần phải xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể để mua sắm từng loại thiết bị và phần mềm này cho thích hợp. Với phí tư vấn xây dựng như hiện nay việc bỏ tiền ra đầu tư một lúc và trong thời gian ngắn là không thể với khả năng tài chính của mình. Trong điều kiện chưa thể mua sắm cùng một lúc, nhưng cần phải có để đáp ứng các yêu cầu của công trình, công ty có thể tính và tìm các giải pháp sau:
- Hợp tác liên doanh: Đối với các doanh nghiệp tư vấn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, việc liên doanh để tăng năng lực thiết bị là một trong những giải pháp quan trọng, có hai hình thức liên doanh trong lĩnh vực này đó là:
Liên doanh giữa công ty với một doanh nghiệp tư vấn xây dựng nước ngoài hoặc một doanh nghiệp tư vấn trong nước.
- Với số máy móc thiết bị còn có thể cải tiến để có thể nâng cao chất lượng, công ty mua sắm các linh kiện về lắp ráp, thay thế nhằm kéo dài thời gian hoạt động, tăng công suất. Phương án này không cần tập trung quá nhiều vốn, không thay đổi máy móc hiện tại một cách đột ngột, thích hợp với những giai đoạn khó khăn về vốn.
- Thuê thiết bị trực tiếp của các doanh nghiệp bạn. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp ngắn hạn, đột xuất có tính thời điểm. Hình thức này phụ thuộc vào công suất thiết bị dư thừa của doanh nghiệp bạn cũng như các nguồn lực khác về tài chính, kinh tế, kỹ thuật...(Thường áp dụng cho các thiết bị khoan khảo sát và khoan thăm dò).
Với các phần mềm có thể tranh thủ tận dụng sự giúp đỡ, ủng hộ của các cơ quan nhà nước bằng các chính sách như: Các đợt nhà nước phối hợp cùng các công ty phần mềm bán hạ giá.
d. Hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư là doanh nghiệp ý thức được ngay từ ngày mới thành lập cần thiết phải hình thành văn hoá doanh nghiệp của bản thân mình, làm nền tảng tinh thần cho sự trưởng thành về mọi mặt của đơn vị. Công ty xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên một triết lý rất rõ ràng và có được những thành công nhất định, hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp đối với công ty là điều rất cần thiết để nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình:
- Kiên trì mục tiêu phát triển liên tục và bền vững. - Đoàn kết nội bộ, đối ngoại hài hoà, thông thoáng. - Đề cao tinh thần cộng đồng, coi trọng giá trị nhân văn. - Mạnh dạn và năng động trong quản lý.
- Coi trọng chữ tín trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể khẳng định rằng giá trị văn hoá doanh nghiệp của công ty đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào thành tựu của công ty, tạo nên thượng tầng kiến trúc của công
ty mạnh có uy tín, có lòng tin của Nhà nước và khách hàng, chiếm ưu thế cạnh tranh trên mọi lĩnh vực.