Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp Mỹ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Trang 90 - 91)

III. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm qua

3. Sự tác động của cơ chế chính sách hiện tại của Việt Nam đối với xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ

2.7 Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp Mỹ.

Để vào được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà điều quan trọng không kém là phải thông thạo hệ thống luật pháp của Mỹ, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu. Sở dĩ, là vì hệ thống pháp luật của Mỹ vô cùng rắc rối, phức tạp và chặt chẽ. Ngoài hệ thống luật pháp liên bang thì mỗi bang lại có một sự khác biệt rất đáng kể về luật lệ. Tổng cộng tại 50 bang của Hoa Kỳ có tới trên 2700 chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan này đều có những quy định riêng của họ. Các yêu cầu này thường không thống nhất với nhau. Vì vậy, không thể tuỳ tiện áp dụng quy định của bang này ở một bang khác.

Chính vì những nguyên nhân đó mà các cán bộ trực tiếp điều hành hoạt động xuất khẩu cần phải tìm hiểu rõ và đầy đủ hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động xuất khẩu của mình như các thủ tục Hải quan, biểu thuế quan nhập khẩu, luật trách nhiệm sản phẩm, luật chống phá giá, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, vấn đề ghi xuất xứ hàng

hoá hay lập hoá đơn thương mại…Tất cả đều có những quy định riêng rất nghiêm ngặt và buộc phải tuân thủ chặt chẽ.

Các doanh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn thông tin khác nhau để cập nhật các quy định luật pháp của Hoa Kỳ chi phối các hoạt động xuất khẩu của mình. Chẳng hạn như thông qua các đối tác Hoa Kỳ: yêu cầu họ cung cấp các quy định về đóng gói, về quy cách phẩm chất đối với sản phẩm…Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu thông qua các tổ chức như Bộ thuỷ sản, Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), các nhà môi giới Hải quan Mỹ, cơ quan thương vụ Mỹ tại Việt Nam…

Mặt khác, các doanh nghiệp thuỷ sản nếu đã có quan hệ làm ăn lâu dài và ổn định trên thị trường Mỹ, thì doanh nghiệp nên lập văn phòng đại diện tại Mỹ để cập nhật các thông tin về những biến đổi, điều chỉnh trong quy định Hải quan, biểu thuế, hạn ngạch, chế độ ưu đãi, các mặt hàng cấm và miễn thuế… Tuy nhiên, khi lập một văn phòng đại diện như vậy thì doanh nghiệp phải hết sức chú ý tới vấn đề “Luật trách nhiệm sản phẩm”. Bởi vì theo quy định của Mỹ thì một nhà sản xuất hay xuất khẩu nước ngoài chỉ phải ra hầu toà nếu có “mối liên hệ tối thiểu” nào đó đối với tiểu bang nới vụ kiện bị khởi tố. Nếu một công ty nước ngoài không có mối liên hệ đầy đủ với tiểu bang thì Toà án tiểu bang không có quyền bắt họ ra hầu toà về các vụ kiện có liên quan tới trách nhiệm sản phẩm.

Chính vì vậy, theo kinh nghiệm của các nhà xuất khẩu vào Mỹ thì tốt nhất là sử dụng luật sư và các dịch vụ tư vấn về pháp luật. Không phải vô cớ mà có câu “sống bên cạnh một người Mỹ bao giờ cũng có một Bác sĩ và một Luật sư”. Việc sử dụng các dịch vụ tư vấn về pháp luật lại càng có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam bởi vì chúng ta mới thâm nhập vào thị trường Mỹ (năm 1994 Mỹ mới xoá bỏ cấm vận với Việt Nam). Để tránh sai lầm do ít am hiểu về luật các doanh nghiệp nên tìm tới các văn phòng tư vấn hoặc các Luật sư tại Mỹ, thậm chí ngay cả ở Việt Nam cũng có thể tìm thấy một số văn phòng Luật sư của Mỹ đang hoạt động. Họ sẽ đưa ra cho ta những lời khuyên, những hướng dẫn bổ ích giúp ta có được các cân nhắc và quyết định đúng đắn không những tránh được các rủi ro về pháp luật mà còn có thể lợi dụng được những ưu đãi trong luật pháp Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)