Nuôi trồng thuỷ sản.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Trang 29 - 30)

2. Đặc điểm của thị trường thuỷ sản Mỹ.

2.3Nuôi trồng thuỷ sản.

Về sản lượng, tuy không thể so sánh được với Trung Quốc, ấn Độ và Nhật Bản, nhưng Mỹ vẫn đứng trong danh sách các nước hàng đầu thế giới về nuôi trồng thuỷ sản và hiện dẫn đầu Tây bán cầu.

Bảng 11: Giá trị và sản lượng nuôI trồng thuỷ sản của Hoa Kỳ

Năm Sản lượng, 1000T Giá trị, triệu USD

1990 315 535 1995 413 729 1996 393 736 1997 438 771 1998 445 781 1999 460 798

Nguồn: CFA, Hiệp hội cá nheo Mỹ

Nuôi trồng thuỷ sản của Mỹ mang đậm tính thương mại. Mỹ chỉ nuôi những loài quý có nhu cầu cao và có lãi. Vì vậy tuy sản lượng khá cao nhưng lại chỉ tập trung vào một số loài như cá nheo, cá hồi, rô phi và hàu.

ở giai đoạn hiện nay, có thể nói nuôi trồng thuỷ sản ở Mỹ chủ yếu là nuôi cá nheo (Ictalurus punctatus). Đây là "đặc thuỷ sản của Mỹ" được người tiêu dùng rất ưa chuộng và ở nhiều Bang cá nheo còn là món ăn truyền thống.

Bảng 12: Giá trị và sản lượng cá nheo của Hoa Kỳ

Năm Sản lượng, 1000T Giá trị,triệu USD

1990 163 273 1995 203 330 1996 214 365 1997 238 371 1998 256 420 1999 270 443

Nguồn: CFA, Hiệp hội cá nheo Mỹ

Sau 10 năm sản lượng cá nheo tăng lên 1,65 lần còn giá trị sản lượng tăng 1,6 lần. Nghề nuôi cá nheo ở Mỹ là một lĩnh vực sản xuất lớn và mang tính xã hội cao. Hầu hết các chủ trang trại cá nheo đều là thành viên của Hội những người nuôi cá nheo Mỹ (CFA). ở các bang Đông - Nam như Mitsisipi và Lusiana ... CFA có tiếng nói quan trọng. Ngoài ra Hội những người câu cá nheo giải trí cũng có rất đông hội viên. Họ lôi cuốn được nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội và tài chính làm hội viên.

Những năm gần đây, thị trường Mỹ hướng vào cá rô phi, thúc đẩy nghề nuôi rô phi phát triển rất nhanh và lan ra nhiều Bang ở Mỹ. Sản lượng cá rô phi từ 2000 tấn năm 1990 tăng lên 10.000 tấn năm 1999. Do nhu cầu tăng quá nhanh nên Mỹ phải nhập khẩu rất nhiều sản phẩm rô phi mới đáp ứng được thị trường.

Một điều đáng chú ý là nghề nuôi tôm càng nước ngọt của Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới với sản lượng 32 nghìn tấn năm 1990, nay chỉ còn 18 nghìn tấn. Nghề này chỉ tập trung ở bang Hawai và chỉ nuôi một loài là Procambarus clarkii.

Ngoài ra Mỹ còn là cường quốc nuôi cá hồi ở Tây bán cầu với sản lượng 62 nghìn tấn (1999).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Trang 29 - 30)