Quy định về vệ sinh dịch tễ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Trang 46 - 47)

III. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

4.3 Quy định về vệ sinh dịch tễ.

Mỹ đưa ra các tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh cho người tiêu dùng, tuy nhiên đôi khi những điều kiện này lại trở thành các rào cản vô hình đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Từ ngày 18/12/1997, việc áp dụng HACCP ( Hazard Analysis Critical Control Point- Phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu) để kiểm soát an toàn thực phẩm trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thuỷ sản tại Mỹ và các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Mỹ.

Hệ thống HACCP chỉ có tính chất bắt buộc đối với các công ty chế biến thực phẩm tại những lãnh thổ thừa nhận HACCP như Mỹ. Các công ty thực phẩm nước ngoài không có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về HACCP. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trên danh nghĩa còn trên thực tế nếu nhà nhập khẩu của Mỹ mua nguyên liệu từ nước ngoaì thì họ phải chịu trách nhiệm về nguyên liệu đó theo nguyên tắc HACCP kể từ khi hàng đến cửa khẩu. Cơ chế này buộc họ phải đòi hỏi các nhà xuất khẩu nước ngoài tuân thủ các nguyên tắc HACCP. Chính vì vậy, không riêng gì các nhà xuất khẩu Việt Nam, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ở các nước khác cũng vậy, nếu muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ thì không còn cách nào khác là phải ứng dụng hệ thống HACCP trong sản xuất hoặc thuyết phục các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ ( bằng chứng chỉ hoặc báo kiểm tra) rằng mình đã đi theo đúng các nguyên tắc của hệ thống phòng ngừa các nguy cơ này.

Chương trình kiểm soát vệ sinh an toàn chất lượng này được áp dụng đối với mặt hàng thuỷ sản và từ lâu đã trở nên nổi tiếng bởi sự khó khăn của nó, và cũng bởi bản thân nó không chấp nhận bất cứ một tiêu chuẩn quốc tế nào khác, kể cả tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của EU. Chính vì vậy, muốn xây dựng HACCP theo “kiểu Mỹ”, doanh nghiệp

Việt Nam cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sản xuất bao gồm nhà xưởng, kho tàng, dây chuyền sản xuất, môi trường sản xuất, máy móc thiết bị và cả con người theo các quy chuẩn cơ bản của GMP ( Quy phạm sản xuất tiêu chuẩn- Good Manufacturing Procedure) và của SSOP (Quy phạm vệ sinh- Sanitation Standard Operating Procedure). Điều đó cũng có nghĩa là các hoạt động giám sát an toàn vệ sinh thông qua việc kiểm tra các hồ sơ vận hành, kiểm tra hoạt động sửa chữa khi các giới hạn bị vi phạm, giám sát chặt chẽ vệ sinh sản xuất và vệ sinh cá nhân của công nhân trong tất cả các khâu sản xuất và chế biến…đều cần được chú ý một cách cao độ. Trong khi đó, một tham khảo đáng lưu ý là cho tới nay, mới chỉ có khoảng vài chục doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đạt được tiêu chuẩn HACCP, một con số hầu như không đáng kể trong tổng số doanh nghiệp hải sản Việt Nam. Chính vì vậy, trong thời gian tới, để có thể đẩy mạnh được xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường rộng lớn này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư đổi mới công nghệ chế biến theo tiêu chuẩn HACCP nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)