I. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam.
2. Thị trường xuất khẩu.
2.3 Thị trường EU
Với mức tiêu thụ thuỷ sản trung bình khoảng 17kg/người/năm, EU là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới. Hàng năm nhập khẩu khoảng1250 tấn, tương đương 850 triệu USD.
Theo chế độ này, tuỳ theo mức độ nhạy cảm của hàng hoá (mức độ ảnh hưởng đến sản xuất của EU) mà một mặt hàng có thể được giảm từ 15,3-60% mức thuế MFN áp dụng cho mặt hàng đó, thậm chí còn được miễn thuế. Nhờ đó kim ngạch mậu dịch hai chiều Việt Nam – EU năm 1999 đã tăng lên 12 lần, chiếm khoảng 20- 25 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, thuỷ sản là một trong những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang EU. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào EU năm 1997 mới chỉ có 69,619 triệu USD (chiếm tỷ trọng 8,97%) thì sang năm 1998, đã tăng lên 91,539 triệu USD (chiếm 10,66%). Riêng năm 1999, do xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nên hàng thuỷ sản Việt Nam không được EU đánh giá cao, do đó tuy sản lượng thuỷ sản xuất khẩu không đổi nhưng về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản giảm đi đôi chút, còn 89,113 triệu USD và chỉ có 18 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU.
Tuy nhiên, bằng những nỗ lực vượt bậc, Việt Nam đã nhanh chóng tìm lại và củng cố vị trí của mình tại thị trường này. Tháng 9/1999, Uỷ ban Liên minh Châu Âu đã công nhận Việt Nam vào danh sách 1 trong các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU và tháng 4/2000, lại công nhận Việt Nam vào danh sách 1 trong các nước xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào EU. Và nhất là trong năm 2001 vừa qua, 61 doanh nghiệp Việt Nam đã được vào danh sách xuất khẩu hàng sang EU. Chính vì vậy nên tuy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào EU có giảm từ 10,66% (năm 1998) xuống còn 6,73% (năm 2001) nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam lại tăng từ 91,539 triệu USD năm 1998 lên 120,265 triệu USD năm 2001, biến EU trở thành 1 trong 3 thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam.
Như vậy, EU là một thị trường vừa mang các yếu tố của một thị trường tiêu thụ lại vừa mang yếu tố giúp nâng cao uy tín hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, giúp thực hiện thành công đa dạng và làm cân bằng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Bởi xuất khẩu được sang thị trường này có nghĩa có trong tay chứng chỉ về trình độ chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu cao. Tuy nhiên, đây là một thị trường khó tính, chọn lọc với yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Chính vì vậy, để tăng cường thị phần ở thị trường này thì Việt Nam tất yếu phải cải tiến công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu, bên cạnh đó phải chú trọng hơn nữa công tác
nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu mà đặc biệt là sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ đang có thế mạnh của Việt Nam ở thị trường này.