Xuất khẩu thuỷ sản.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Trang 38 - 39)

2. Đặc điểm của thị trường thuỷ sản Mỹ.

2.6Xuất khẩu thuỷ sản.

Như đã nêu, Mỹ không chỉ là nước nhập khẩu thuỷ sản thứ nhì thế giới mà còn là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Mỹ như sau:

Năm Giá trị xuất khẩu,triệu USD

1992 3.582 1995 3.383 1996 3.147 1997 2.850 1998 2.400 1999 2.848 2000 3.004

Nguồn: CFA, Hiệp hội cá nheo Mỹ

Tới năm 1992 Mỹ là nước xuất khẩu thuỷ sản số một thế giới với giá trị kỷ lục là 4,58 tỷ USD. Sau khi bị Thái Lan vượt thì xuất khẩu giảm sút và tới 1998 chỉ còn 2,4 tỷ USD, xuống vị trí thứ 5 thế giới. Sang năm 2000 xuất khẩu tăng lên nhanh và đạt 3 tỷ USD. Tuy nhiên, họ vẫn không cải thiện được vị trí do nhiều nước đã có tiến bộ nhanh về xuất khẩu thuỷ sản hơn Mỹ.

Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng đều là các mặt hàng Mỹ sản xuất ra rất nhiều nhưng người Mỹ lại không ưa chuộng. Đứng đầu về giá trị xuất khẩu là cá hồi Thái Bình Dương (đông lạnh và hộp cá) với giá trị khoảng gần 600 triệu USD (2000). Tiếp theo là surimi từ cá tuyết Thái Bình Dương - 300 triệu USD (2000), tôm hùm 270 triệu USD (2000). Sản phẩm xuất khẩu độc đáo nhất của Mỹ là trứng cá (trứng cá trích, cá hồi, cá tuyết) với khối lượng 42 nghìn tấn, giá trị 370 triệu USD (1999). Mỹ cũng là nước xuất khẩu tôm đông với giá trị 123 triệu USD (1999).

Thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của Mỹ là : Châu á - 53% tổng giá trị xuất khẩu, Bắc Mỹ - 26%, châu Âu - 16%.

Bạn hàng lớn nhất là Nhật Bản - 42% thị phần, tiếp theo là Canađa - 23%, Hàn Quốc - 6% (1999). Trong khối EU có Anh và Pháp là hai bạn hàng lớn của Mỹ. Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất các các sản phẩm cá hồi, surimi và trứng cá của Mỹ. Năm 2000 Mỹ xuất sang Nhật 1.157 triệu USD các mặt hàng thuỷ sản, nhưng chỉ nhập khẩu của Nhật có 164 triệu USD.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Trang 38 - 39)