III. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm qua
2. Hoạt động của ngành thuỷ sản Việt Nam để thâm nhập và phát triển ở thị trường Mỹ.
trường Mỹ.
Với sức mua lớn, nhu cầu đa dạng, phong phú, Mỹ là một địa chỉ hấp dẫn không chỉ với Việt Nam mà còn với tất cả các nước trên thế giới. Chính vì vậy, mặc dù hiện nay Việt Nam đã được hưởng quy chế MFN của Mỹ, nhưng khi thâm nhập vào thị trường Mỹ, hàng thuỷ sản Việt Nam cũng sẽ phải đương đầu với với sự cạnh tranh gay gắt từ các bạn hàng của Mỹ như: Thái Lan, Singapore, Mêxicô… vốn đã có vị trí khá vững chắc trên thị trường Mỹ, có uy tín và có khách hàng ổn định. Trong khi đó, hàng Việt Nam lại không có gì vượt trội hơn so với hàng hoá của các nước đó, cả về mặt giá cả và mẫu mã, chất lượng. Vì thế để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường Mỹ, nhất là phải làm sao thâm nhập được vào hệ thống bán lẻ và phân phối trên thị trường Mỹ, nắm bắt được các luật lệ, biểu thuế và các luật lệ có liên quan. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là phải tìm cách để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã.
Tiếp đó, như đã đề cập ở trên, Mỹ là một thị trường rất rộng lớn và khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, do đó, thị trường Mỹ có nhiều vấn đề mà từng doanh nghiệp đơn lẻ khó có thể vượt qua được. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm kiếm các “đồng minh” cùng hợp lực để tiến vào thị trường đầy tiềm năng này. Chẳng hạn như các doanh nghiệp có thể cùng chung lưng san sẻ chi phí thành lập văn phòng đại diện tại Mỹ hay tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các thành phố lớn của Mỹ. Như vậy, vừa đảm bảo vẫn có đầu mối giao dịch tại Mỹ mà chi phí mỗi doanh nghiệp bỏ ra sẽ thấp hơn.