Về công nghệ chế biến.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Trang 54 - 57)

I. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam.

2. Thực trạng sản xuất của ngành thuỷ sản Việt Nam.

2.3 Về công nghệ chế biến.

Công nghệ chế biến là khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, nuôi trồng, chế biến và kinh doanh thuỷ sản. Hoạt động chế biến trong 15 năm qua đã được đánh giá là có hiệu quả, góp phần tạo sự khởi sắc cho ngành thuỷ sản trong. Theo Bộ thuỷ sản, công nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đã có bước phát triển khá lớn về số lượng nhà máy chế biến, quy trình chế biến và công suất chế biến. Nếu như năm 1986, cả nước mới có 41 nhà máy chế biến thuỷ sản với công suất chế biến 210 tấn thành phẩm/ ngày thì sau 15 năm đổi mới (năm 2001) đã có khoảng 266 nhà máy chế biến với tổng công suất 1500 tấn thành phẩm/ ngày, trong đó đã có 77 nhà máy có sản phẩm xuất khẩu vào EU và hơn 100 đơn vị áp dụng HACCP - đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ. Theo bà Hồng Minh, Thư trưởng Bộ thuỷ sản, 3 năm qua, tổng đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam là trên 2000 tỷ đồng, trong đó nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản của ta hiện đã ngang với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với trình độ công nghệ thế giới. Trước đây các doanh nghiệp thường sử dụng công nghệ tiếp xúc, tạo ra sản phẩm block với thời gian cấp đông kéo dài từ 4-6 giờ một mẻ thì nay các cơ sở đã nâng cấp đầu tư mới đều đã có dây chuyền IQF hay đông tiếp xúc với thời gian chỉ còn 1.5-2 giờ một mẻ. Một số cơ sở đã đầu tư dây chuyền IQF siêu tốc. Nhờ đó mà trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản Việt Nam khá cao so với con số thực hiện năm 1996, năm 2000, khai thác Hải sản đạt 1.280.590 tấn, tăng 33,05%, nuôi trồng thuỷ sản đạt 723.110 tấn, tăng 75,94% và xuất khẩu thuỷ sản đạt 1,475 tỷ USD, tăng tới 120,14%(năm 2001 xuất khẩu thuỷ sản đạt 1,76 tỷ USD). Không những thế, tỷ trọng hàng chế biến giá trị gia tăng cũng tăng lên đáng kể ( đạt trên 30% giá trị xuất khẩu năm 2001).

Tuy nhiên, số lượng cơ sở chế biến này chỉ chiếm khoảng 28,95% tổng số nhà máy chế biến thuỷ sản hiện nay ở Việt Nam. Mặt khác, cũng theo các nguồn tin từ Bộ thuỷ sản thì trong số 266 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu hiện nay, số nhà máy xây dựng trong thập niên 90 chỉ vào khoảng 30%, số còn lại được xây dựng trong thập niên 80 và sớm hơn nên đều đã lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường mới khó tính như Hoa Kỳ.

Trước tình hình đó, nên cuối năm 2000 vừa qua, Bộ thuỷ sản đã tiến hành kiểm tra toàn bộ các xí nghiệp đông lạnh cả nước để phân loại và có hướng xử lý, theo đó có 94

lại (172 nhà máy) đạt loại C và D, bắt buộc phải cải tạo hoặc nâng cấp toàn diện mới được tiếp tục cấp phép hoạt động vào thời điểm 1/1/2002. Tuy vậy, theo giới chuyên môn, thời điểm đó là không khả thi vì nâng cấp toàn bộ 172 nhà máy cần rất nhiều vốn đầu tư của xã hội, chưa nói đến chuyện nhiều đơn vị đang gặp khó khăn, không thể tính chuyện bỏ 5-10 tỷ đồng để nâng cấp nhà xưởng. Vì vậy, bắt đầu từ năm 2002, chắc chắn sẽ xuất hiện khó khăn gay gắt về sự mất cân đối giữa yêu cầu xuất khẩu thuỷ sản ngày một tăng cao và cơ sở vật chất cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã xuống cấp không thay thế kịp. Như vậy, theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc xây dựng những nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh mới với trang thiết bị hiện đại, đưa vào hoạt động năm 2002 là rất lý tưởng, trở thành vốn quý đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản cả nước, có nhiều cơ hội xâm nhập thị trường và phát triển nhanh trước khi ngành xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt được sự cân bằng vào năm 2010.

II. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong những năm qua

Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý của ngành thuỷ sản, Nhà nước đã cho phép ngành thuỷ sản “tự cân đối, tự trang trải” và được phép xuất khẩu tự do các sản phẩm thuỷ sản. Đây chính là sự mở đường cho xuất khẩu thuỷ sản ngày càng gia tăng. Xuất khẩu thuỷ sản trong 10 năm qua (1991-2001) đã phát triển theo chiều rộng và từng bước đI vào chiều sâu, tạo được vị trí và thế đứng trên thị trường nước ngoài.

1. Kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 23: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 1991-2001

Năm Giá trị kim ngạch xuất khẩu

thuỷ sản hơn (triệu USD) % tăng trưởng

1991 285 1992 307,5 7,89% 1993 427,2 38,93% 1994 551 28,98% 1995 621,4 12,78% 1996 697 12,17% 1997 782 12,20%

1998 858,6 9,72%

1999 971 14,80%

2000 1475 11,68%

2001 1760 19,32%

Nguồn: Vụ kế hoạch và thống kê - Bộ thương mại.

Nhìn bảng ta thấy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta liên tục tăng qua các năm . Năm 1991 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt 285 triệu USD thì đến năm 2001 xuất khẩu đạt 1760 triệu USD, như vậy trong vòng 10 năm 1991-2001 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã tăng hơn 6 lần với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 16,57%

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)