Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực cấp I Lương Yên doc (Trang 41 - 46)

II. thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty

1.Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những

những năm qua

1.1. Mặt hàng kinh doanh

* Trong suốt những năm tháng hoạt động kinh doanh của mình Công

ty đã tạo nên phong cách phục vụ riêng, mặt hàng riêng. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là:

biến của ngành, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng.

- Đại lý tiêu thụ hàng hoá. - Dịch vụ bảo quản hàng hoá. - Xuất-nhập khẩu lương thực.

- Ngoài ra Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác như: xăng

dầu, dịch vụ bến xe, xe trở khách thực hiện các tua du lịch...dưới sự cho phép của Tổng công ty.

* Đặc điểm của những hàng hoá này là:

- Lợi thế của Công ty là kinh doanh trên địa bàn Hà nội - thị trường

tiêu thụ hàng hoá rất lớn - thông qua việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ, tức là lĩnh vực hoạt động của Công ty rất rộng. Điều này làm cho việc quản lý, dự

trữ, tình hình cung ứng hàng hoá cũng như công tác tài chính của Công ty

không phải dễ dàng.

- Để kinh doanh các mặt hàng này đòi hỏi phải có một hệ thống kho tàng, cơ sở vật chất phải đủ lớn, mạnh, hiện đại để có thể khai thác tối đa

nhu cầu lương thực của nhân dân trên địa bàn hoạt động. Điều này đặt ra vấn đề là bộ máy lãnh đạo của Công ty phải có những quyết định đúng đắn về

việc mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng phục vụ một cách

tốt nhất nhu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo không lãng phí.

- Trên thị trường có rất nhiều công ty khác cùng tham gia vào lĩnh vực

hoạt động kinh doanh của Công ty. Hàng hoá cung ứng của Công ty đa số là những hàng hoá tiêu dùng thông thường, khối lượng người mua nhiều, khối lượng người bán cũng không ít. Do vậy Công ty công ty cần phải có chính

sách nhằm nâng cao chất lượng các loại hình phục vụ, chính sách sản phẩm

hợp lý nhằm tạo ra sự khác biệt lớn về sản phẩm. Để từ đó khuyến khích

mà các đối thủ cạnh tranh khác không có. Tìm cách giảm bớt sự cạnh tranh

nhờ gạt bỏ những khả năng so sánh trực tiếp giữa các sản phẩm gần như

giống hệt nhau trên thị trường. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh thương

mại của Công ty.

Với bề dày kinh nghiệp hơn 40 năm hoạt động, cùng với mạng lưới

kinh doanh rộng lớn trên thị trường Hà nội và đội ngũ cán bộ công nhân viên

năng động, thành thạo nghiệp vụ. Công ty đã chủ động nắm bắt được nhu

cầu của khách hàng, đáp ứng đúng thời gian và địa điểm không ngừng nâng

cao hiệu quả kinh doanh thương mại.

1.2. Nguồn cung ứng

Công ty lương thực cấp I Lương Yên hoạt động trên lĩnh vực lương

thực thực phẩm do vậy bạn hàng cung ứng của Công ty là tất cả các tổ chức

thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó chủ yếu là các đơn vị thu mua lương

thực, thực phẩm của các hộ nông dân hoặc thu mua trực tiếp của các đơn vị

sản xuất lương thực thực phẩm và bà con nông dân. Thị trường thu mua

hàng hoá chủ yếu của Công ty là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Công ty còn tổ chức nhập khẩu lương thực từ Thái Lan, Trung Quốc... để phục vụ

cho nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.

Qua đó Công ty có sự ổn định được đầu vào, đảm bảo chất lượng, khai thông được đầu ra. Từ đó tạo thế cạnh tranh so với các đối thủ, nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại nhờ uy tín và chủ động sáng tạo trong

việc lựa chọn đầu vào.

1.3. Khách hàng của Công ty

Công ty lương thực cấp I Lương Yên là doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà nội. Công ty khai thác khách hàng chủ yếu là các đơn vị doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và tham gia

xuất khẩu. Có thể nói thị trường của Công ty tương đối phức tạp nhưng có

khả năng định dạng. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải hiểu

khách hàng và thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Nói chung khách hàng của

Công ty có một số đặc điểm sau:

- Khách hàng của Công ty là tất cả các thành phần, những người tiêu

dùng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước có nhu cầu về lương thực và dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh

doanh của Công ty. Không chỉ khai thác khách thu mua lương thực thực

phẩm, Công ty còn kinh doanh các dịch vụ kho tàng phục vụ các khách hàng có nhu cầu thuê kho, thuê địa điểm để tổ chức sản xuất kinh doanh. Các

khách hàng của Công ty có thể là các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh

trên thị trường. Đây là loại khách hàng tuy khối lượng ít nhưng chất lượng

và số lượng hàng hoá cần phục vụ của Công ty là cao. Những khách hàng

thường xuyên của Công ty như: doanh nghiệp sản xuất kem Thuỷ Tạ, nhà máy in Hà nội, trường cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật quân đội...là những khách hàng thường xuyên và quen thuộc của Công ty.

- Về lương thực Công ty chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp Nhà

nước, đặc biệt là các đơn vị lực lượng vũ trang. Đây cũng là những đơn vị

tiêu thụ hàng hoá với số lượng nhiều. Đòi hỏi Công ty phải nghiên cứu và nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của họ để không bị mất khách hàng.

- Ngoài ra, các khách hàng của Công ty còn là các đối tượng trên địa bàn thành phố có nhu cầu về các dịch vụ mà Công ty cung ứng như: xăng, dầu, dịch

vụ xe, bến xe, trung tâm thể thao,... Đây là những khách hàng mà Công ty không thể nắm rõ về họ cũng như nhu cầu của họ. Do đó Công ty cần phải có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo để họ trở thành khách hàng thường xuyên của

1.4. Đối thủ cạnh tranh chính

Do kinh doanh trên lĩnh vực lương thực thực phẩm (loại hàng hoá thiết yếu do vậy các sản phẩm của các công ty khác nhau không khác nhau

nhiều về chất lượng cũng như giá cả) là chủ yếu nên đối thủ của Công ty không có tác động nhiều tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Các công ty

chủ yếu cạnh tranh nhau trên lĩnh vực Marketing, thái độ phục vụ khách

hàng cũng như lợi thế thương mại.

Trước kia, khi nền kinh tế còn ở trong tình trạng bao cấp, Công ty được sự ưu đãi từ phía Nhà nước là đơn vị kinh doanh và cung ứng sản

phẩm theo kế hoạch, chỉ tiêu của Nhà nước. Công ty là đơn vị độc quyền kinh doanh lương thực trên địa bàn Hà Nội.

Những năm trở lại đây, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ

chế thị trường, sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế và với các

quy luật của kinh tế thị trường đã gây cho Công ty không ít khó khăn trong

việc nắm bắt thị trường và ứng dụng một cách hiệu quả. Tức là Công ty đã mất đi thế độc quyền và phải cạnh tranh gay gắt theo cơ chế thị trường. Đối

thủ cạnh tranh của Công ty chủ yếu là các thành phần kinh tế tư nhân, các

công ty trách nhiệm hữu hạn cùng ngành nghề và cả các đơn vị không kinh doanh. Điều này gây nên không ít sự lộn xộn và phức tạp, gây khó khăn

nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như các đơn vị được cho phép kinh doanh hợp pháp. Nhận xét một cách khách quan, đối thủ

cạnh tranh của Công ty hơn hẳn Công ty về một số mặt: cơ chế gọn nhẹ, vốn lưu động lớn, thuế khoá, không chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu kế hoạch,

chiến dịch Marketing tốt, lợi thế thương mại trên thị trường là lớn. Tuy vậy để tự khẳng định mình Công ty đã vận dụng các quy luật cơ bản của nền

một cách có hiệu quả các lợi thế của mình, cung ứng những gì mà thị trường

cần với chất lượng cao, giá cả hợp lý, dịch vụ thuận tiện, văn minh bù đắp được chi phí và có lãi. Bên cạnh đó, Công ty luôn hướng hoạt động kinh

doanh của mình theo phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá các ngành nghề một cách có trọng điểm nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ có những hoạt động này mà Công ty đã trụ vững, từng bước ổn định và phát triển trước làn sóng cạnh tranh dữ dội của kinh tế thị trường, góp phần vào việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và

Nhà nước "kinh tế quốc doanh luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay."

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực cấp I Lương Yên doc (Trang 41 - 46)