Bài học rút ra cho bản thân.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp ngữ văn (Trang 111 - 114)

- Lưu Quang Vũ I KIẾN THỨC CƠ BẢN:

4. Bài học rút ra cho bản thân.

Đề 4: Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói của L.Tơn Xtơi: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình tạo nên cuộc sống”.

DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài:

− Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. − Đưa câu nói của L.Tơn Xtơi. − Chuyển ý.

Thân bài:

1. Giải thích:

− Quà tặng bất ngờ: là những điều may mắn đến bất ngờ, mang lại niềm vui, sự hào hứng cho con người… Nhưng khơng phải lúc nào cũng có.

− Câu nói là một lời khuyên răn con người trong cuộc sống cần phải có thái độ sống chủ động tích cực, có ý chí và nghị lực mà khơng nên chờ đợi sự may mắn đến bất ngờ với mình.

2. Khẳng định câu nói trên là đúng:

− Từ lịch sử nước nhà: Cách mạng tháng Tám đã diễn ra và nhanh chóng thành cơng khơng chỉ nhờ vào hồn cảnh khách quan thuận lợi, mà quan trọng là nhờ vào sự nỗ lực chuẩn bị tích cực trong 15 năm rịng rã của Đảng và nhân dân ta và hơn hết là sự quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác đã tạo vận hội cho đất nước Việt Nam tiến tới độc lập, tự do.

− Từ những con người khuyết tật: Họ kém may mắn khi khơng có một cơ thể lành lặn, nhưng họ “tàn mà không phế”, họ luôn vượt lên những nghịch cảnh để mà tạo ra cuộc sống cho chính mình, đồng thời cho những người xung quanh họ: Thầy Nguyễn Ngọc Ký, Đoàn Phạm Khiêm, Đồng Thị Nga,…; Những người nghèo biết vượt lên chính mình.

− Liên tưởng đến một vài ý kiến tương tự:

• Câu nói của R.Rolland: “Người bình thường chỉ biết chờ đợi cơ hội, người thơng minh biết nắm lấy cơ hội cịn người tài trí thì biết tạo ra cơ hội”.

• Câu nói của I.Turgeniev: “Nếu cứ chờ đợi cho đến lúc mọi thứ sẵn sàng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bắt đầu”.

• Lời dạy của dân gian: “Có làm thì mới có ăn

Khơng dưng ai dễ đem phần đến cho”.

3. Luận: (mở rộng vấn đề)

− Trong cuộc sống, ngồi ý chí, nghị lực vươn lên, yếu tố “may mắn” cũng góp phần khơng nhỏ cho sự thành công.

− Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà khơng tự mình làm nên cuộc sống.

4. Liên hệ bản thân:

Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống có bản lĩnh, tự tạo hạnh phúc bằng lao động, bằng tài năng, bằng ý chí,…có như vậy ta mới có thể đón nhận những quà tặng bất ngờ từ cuộc sống do chính bản thân mình làm nên. Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của câu nói trên.

Đề 5: Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc cho và nhận trong cuộc sống hàng ngày.

Mở bài:

− Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

− Đưa vấn đề trọng tâm suy nghĩ về “cho” và “nhận” trong cuộc sống. − Chuyển ý.

Thân bài:

1. Giải thích:

− “Cho” và “nhận” đều là những quy luật của tự nhiên và của xã hội loài người (Hoa nhận màu mỡ của đất đai, của nắng gió thì hoa phải đem lại cho thiên nhiên sự rực rỡ của sắc màu và hương thơm, mật ngọt). Trong xã hội, vấn đề này càng cần được nhận thức rõ ràng: khơng cho thì khơng thể nào nhận được.

− “Cho” và “nhận” có liên quan chặt chẽ như hai mặt của một tờ giấy, như “vay” và “trả”, “được” và “mất”, bởi vì cuộc sống là quá trình cho và nhận, nếu cứ giữ lại cho mình bạn sẽ chẳng có bao nhiêu, nhưng khi cho đi bạn sẽ nhận lại rất nhiều.

2. Phân tích, chứng minh:

− Cuộc đời là một vòng tuần hồn ln cơng bằng, cho và nhận song song tồn tại vì cho khơng phải là mất đi tất cả, mà ta đang nhận lại.

− Hồ Chí Minh đã dâng hiến đời mình để lèo lái con thuyền cách mạng và Bác đã nhận lại được – niềm khát khao cháy bỏng ấp ủ từ lâu – nền độc lập, tự do cho quê hương, đất nước.

− Bill Gates đã mang đến cho những người nhiễm HIV/AIDS cuộc sống tốt đẹp hơn vào những năm tháng cuối đời và ơng nhận lại được lịng biết ơn, sự ngưỡng mộ.

− Trong cuộc sống hơm nay cịn rất nhiều tấm lòng biết yêu thương, chia sẻ. Họ đã hướng về khúc ruột miền Trung đang ngập chìm trong biển nước. Chính sự san sẻ đó đã đem đến cho những cụ già có thêm manh áo ấm, những trẻ thơ một bữa cơm no…và họ sẽ được

nhận lại bài học vơ giá từ cuộc sống đó là tình u thương và bồi đắp tâm hồn mình ngày thêm giàu, đẹp.

3. Bình luận:

− “Cho” và “nhận” xứng đáng được ngợi ca với tinh thần ta biết sống vì người khác, một người vì mọi người: như những chiến sĩ cách mạng đã dâng tặng cuộc đời mình cho độc lập, cho hạnh phúc nhân dân mà khơng địi hỏi phải

nhận; những trí thức, những nhà khoa học miệt mài đem sức lực, tài năng góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước.

− “Nhận” là niềm vui nhưng “cho” là hạnh phúc. Một nhà thơ đã viết: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương” và Tố Hữu cũng từng triết lý trong bài “Một khúc ca xuân”:

“Là con chim chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà khơng có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

− “Cho” và “nhận” đáng phê phán khi: trong cuộc đời khơng ít những kẻ tham lam, tàn nhẫn, sống trên mồ hơi nước mắt của người khác, khơng ít kẻ tầm thường chỉ muốn “nhận”,

muốn “vay”, không muốn “cho”, muốn “trả”. Thực tế một bộ phận lớp trẻ chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người thân để rồi sống ích kỷ, vơ cảm, khơng biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại.

4. Liên hệ bản thân:

Để đời sống được nâng lên, mỗi cá nhân không ngừng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức. Có như vậy mới góp phần làm giàu cho Tổ quốc, làm giàu cho bản thân. Khi đó cái mà ta cho cũng là cái mà ta nhận.

Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của câu nói trên.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp ngữ văn (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w