Giá trị tư tưởng:

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp ngữ văn (Trang 78 - 79)

- Kim Lâ n A KIẾN THỨC CƠ BẢN.

a.Giá trị tư tưởng:

- Giá trị hiện thực:

+ Miêu tả số phận bi thảm của người nông dân nước ta 1945.

+ Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh nạn đói 1945..

+ Giá trị con người bị phủ nhận, cái đói đã bóp méo nhân cách con người. - Giá trị nhân đạo:

+ Cảm thông với những số phận bất hạnh của người nơng dân nghèo.

+ Tình nhân ái, cưu mang đùm bọc lẫn nhau là sức mạnh để con người vượt qua cái chết.

+ Khát vọng vươn tới sự sống và hạnh phúc.

b.Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Kể chuyện hấp dẫn, đảo lộn trình tự thời gian, dựng cảnh ấn tượng. - Xây dựng nhân vật có tính cách phong phú, miêu tả tâm lý tinh tế. - Ngôn ngữ: giản dị, gần khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kỹ lưỡng.

Câu 8: Trình bày ngắn gọn ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt.

Vợ nhặt là vợ theo không, không cưới xin, không lễ nghi..Thứ vợ do nhặt được một cách ngẫu nhiên. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ.

Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác rơi vãi bên đường mà người ta có thể nhặt được một cách dễ dàng ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Đó thực chất là sự khốn cùng của hồn cảnh. Gia đình Tràng từ khi có người “vợ nhặt”, mọi người trở nên gắn bó, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình. Giá trị nhân bản của “Vợ nhặt” là lời kết tội đanh thép giặc Pháp và Nhật đã gây ra tình cảnh trên cho người nơng dân.

Nhan đề vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng hướng tới cuộc sống tốt hơn và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

Câu 8: Phân tích những đặc điểm tính cách của các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

1. Tràng:

− Hồn cảnh: nghèo khổ, xấu xí, khơng lấy nổi vợ. − Những đặc điểm tính cách:

• Có lịng thương người, cảm thơng với hồn cảnh khốn khổ của người khác: cho người vợ nhặt ăn khi cái đói bao trùm cả xóm làng.

• Khao khát hạnh phúc gia đình: “nhặt” vợ bất chấp cả cái đói, cái chết: vui sướng khi dẫn vợ về, trân trọng hạnh phúc, thấy thương yêu, gắn bó với ngơi nhà, mảnh vườn, thấy “nên người”.

• Lạc quan, tin tưởng vào cách mạng: hỏi, suy nghĩ về Việt Minh, mơ thấy lá cờ đỏ sao vàng.

Tràng tiêu biểu cho niềm khao khát hạnh phúc, tình thương, niềm tin vào sự sống và tương lai của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp ngữ văn (Trang 78 - 79)