Nhận xét về bản chất dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 49 - 50)

10 Theo điều tra của UNCTAD trong “World Investment Prospects Survey 2008-20” và “World Investment Prospects 2009-2011”.

1.4. Nhận xét về bản chất dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam

1.4.1. Nhóm đối tác tìm kiếm tài nguyên

Nhóm đối tác đầu tư tìm kiếm tài nguyên là nguồn thu hút FDI quan trọng hàng đầu tại Việt Nam trong suốt thời kỳ từ khi mở cửa cho đến nay. Hoạt động của khu vực FDI trong các ngành công nghiệp chế biến, khai thác mỏ, thủy sản chiếm ưu thế vượt trội về cả số lượng và khối lượng nguồn vốn đầu tư 13. Những lĩnh vực đầu tư quan trọng có thể kể đến như lĩnh vực khai khác và chế biến dầu mỏ, kim quặng; lĩnh vực cơ khí chế tạo máy; lĩnh vực dệt may, da giày… Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, nhiều dự án xuất hiện trong lĩnh vực bất động sản hướng tới du lịch nhằm khai thác yếu tố tài nguyên là những thắng cảnh thiên nhiên.

13 13

Theo Tổng cục thống kê, Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép tư năm 1988-2008 theo các ngành kinh tế: Lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ và chế biến chiếm 6.904 dự án đầu tư trong tổng số 10.981 dự án được cấp phép với vốn đăng ký 91.831,4 triệu USD tương đương với 56% tổng nguồn vốn đăng ký.

http://svnckh.com.vn l

Thông qua thống kê về 100 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam14, gần một nửa những lĩnh vực đầu tư liên quan đến sản xuất chế tạo, sản xuất gia công công nghiệp hay khai thác và chế biến khoáng sản. Nhóm các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản hướng tới du lịch, chuỗi nhà nghỉ nghỉ dưỡng, và kinh doanh văn phòng cũng cho thấy ưu thế về cả số lượng và khối lượng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, báo cáo của tổ chức UNDP tại Việt Nam, bộ phận các doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lĩnh vực chế tạo chiếm gần hai phần ba số lượng lao động các doanh nghiệp cùng ngành trong top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

- Đối tác chính trong lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí: Do tính chất của một ngành công nghiệp trọng điểm, lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường theo hình thức góp vốn liên doanh. Có thể kể đến những doanh nghiệp như Xí nghiệp liên doanh khai thác dầu khí VietsovPetro, Nam Côn Sơn PipeLines… bên cạnh những chi nhánh tập đoàn nước ngoài như Bristish Petrolium (Anh), Shell (Hoa Kỳ), CoconoPhillips (Hoa Kỳ), Total (Pháp). Ngoài hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ dầu khí, hiện nay có thể nhận thấy những chiến lược chuyển sang lĩnh vực khai thác tìm kiếm của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Đối tác trong lĩnh vực da giày, dệt may: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam trong lĩnh vực dệt may, da giày chủ yếu gắn với các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU. Mục tiêu đầu tư trong lĩnh vực này gắn liền với chiến lược xây dựng chuỗi sản xuất gia công công nghiệp, khai thác yếu tố lao động dồi dào và chi phí thấp.

- Đối tác trong lĩnh vực khác: Trong thời điểm hiện tại, hoạt động đầu tư trực tiếp

nước ngoài hướng đến lĩnh vực bất động sản du lịch đang thực sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Hơn 20% trong số các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam có mục tiêu hoạt động hướn tới xây dựng các khu du lịch

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)