Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giớ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 72 - 73)

2. Nội dung Định hƣớng chiến lƣợc cho thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-

2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giớ

Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009

2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đặt xây dựng cơ cấu nguồn vốn hiệu quả, ổn định, bền vững lên mục tiêu hàng đầu. Cơ cấu nguồn vốn hiệu quả là phải đáp ứng được tính kinh tế trong hoạt động sử dụng nguồn vốn để tham gia sản xuất kinh doanh, phát huy được tối ưu nguồn lực trong nước, tránh thất thoát, lãng phí. Cơ cấu nguồn vốn ổn định là chú trọng vào chất lượng dòng vốn được đánh giá dựa trên năng lực thực sự của nhà đầu tư cũng như tính chất đầu tư chiến lược hay tính chất đầu cơ của các dự án. Yếu tố bền vững được dùng để đánh giá khả năng tăng trưởng bền vững, chắc chắn của nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua các thời kỳ và mang một vai trò quan trọng trong chính sách ổn định phát triển của toàn nền kinh tế.

- Thứ hai, thu hút đầu tư nước ngoài gắn với mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại theo hướng phát triển bền vững, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế các ngành công nghiệp trọng điểm, đặc biệt trong các lĩnh vực xuất khẩu, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn từ nay đến 2020.

http://svnckh.com.vn lxxiii Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành phát huy được lợi thế về lao động, không chỉ nhằm những mục tiêu kinh tế thuần túy, mà còn có tác động mạnh mẽ tới tạo việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước. Vấn đề quan trọng đặt ra trong định hướng thu hút FDI vào các ngành này là thay đổi phương thức sản xuất và tăng năng suất lao động để nâng cao giá trị gia tăng. Giảm dần tỷ trọng gia công chế tạo cùng với việc tăng cường thu hút đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp đào tạo nguồn nhân lực.

Thu hút dòng vốn FDI vào nhóm ngành công nghiệp được coi là nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân với vai trò nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững. Thuộc nhóm ngành này có công nghiệp năng lượng, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, vật liệu xây dựng, cơ khí sản xuất chế tạo máy… Trong đó, công nghiệp năng lượng phải được dành sự ưu tiên hàng đầu.

Định hướng phát triển có giới hạn các dự án đầu tư quốc tế có xu hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những loại tài nguyên không thể tái tạo. Gắn phát triển khai thác với chế biến nguyên liệu bằng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Thứ ba, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần được cân bằng theo hướng chủ động quản lý, giám sát, tránh lệ thuộc quá nhiều vào phía nhà đầu tư, bên cạnh việc phát huy yếu tố linh hoạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)