http://svnckh.com.vn lxx Yêu cầu thứ hai đối với nền kinh tế là cần chuyển từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa. Việt Nam cần thiết định hướng dòng vốn nhằm xây dựng cho mình những lĩnh vực có thế mạnh và tiềm năng phát triển đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Có thể nhận thấy một điều chúng ta đang cố gắng xây dựng một nền công nghiệp dịch vụ chuyên môn hóa, tuy nhiên những dòng vốn FDI vào trong nước chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu này. Chiếm số lượng lớn các dự án, nhưng quy mô đầu tư lại khá khiêm tốn và thiếu tính tập trung. Sự đa dạng hóa trong giai đoạn trước đây là cần thiết nhưng để thực sự đem lại hiệu quả kinh tế tính chuyên môn hóa phải được đặt ra trong giai đoạn tiếp theo. Yếu tố này cũng phù hợp với chiến lược phát triển tập trung vào những ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia.
Yêu cầu thứ ba là phải chú trọng đến tiếp cận, tiếp thu và chiếm lĩnh các công nghệ kỹ thuật hiện đại nhất. Có như thế, sản xuất mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tiếp thu công nghệ hiện đại, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chuyên nghiệp sẽ giúp nâng cao giá trị của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế. Điều đó cũng giúp định hướng thu hút đầu tư, nhằm tránh việc tiếp thu công nghệ lạc hậu có thể gây đến sự lãng phí nguồn lực, tài nguyên cũng như hiệu quả kinh tế không cao. Hơn nữa, để thực sự xây dựng được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế, đòi hỏi khu vực sản xuất trong nước phải khẳng định được năng lực cũng như những ưu thế vượt trội về kỹ thuật và công nghệ. Điều này cũng đồng nghĩa với xây dựng vị trí thế mạnh trong mạng lưới sản xuất quốc tế bằng cách tiếp cận và thực hiện những khâu sản xuất đòi hỏi những kỹ năng tiên tiến, hiện đại chứ không phải sản xuất với kỹ năng cơ bản, thủ công dựa chủ yếu vào nguồn lao động như hiện nay. Vì vậy, thu hút FDI đặc biệt được chú trọng định hướng nhằm đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu này.
Xuất phát từ những đòi hỏi chủ quan của nội tại nền kinh tế cũng như những tác động khách quan mà đặc biệt là diễn biến kinh tế thế giới sau cuộc suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cần thiết phải có được chiến lược thu hút đầu tư khoa học, đúng đắn và kịp thời. Việc đề ra bản đinh hướng chiến lược thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới sẽ góp phần thúc đẩy và phát
http://svnckh.com.vn lxxi huy hiệu quả những tác động tích cực của nguồn lực quan trọng này đến sự phát triển kinh tế trong nước.
1.2. Mục đích của việc đề ra định hƣớng chiến lƣợc
Bản định hướng chiến lược được xây dựng trên cơ sở đề ra các mục tiêu và định hướng trong thu hút FDI giai đoạn sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới nhằm hai mục đích chính:
- Thứ nhất, định hướng hoạt động thu hút FDI nhằm đối phó với những xu hướng đầu tư mới sau khủng hoảng.
- Thứ hai, định hướng thu hút FDI trên cở sở thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tập trung vào các vấn đề chính liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa hiện đại.
1.3. Cấu trúc của bản định hƣớng chiến lƣợc
Bản định hướng chiến lược bao gồm ba phần chính, đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát bên cạnh đi sâu phát triển một số ý tưởng cụ thế cho chiến lược thu hút FDI giai đoạn sau khủng hoảng, định hướng đến năm 2020.
Phần một nêu lên những mục tiêu phát triển của hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn thế giới sau khủng hoảng và định hướng đến năm 2020. Những mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể được xây dựng dựa trên định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đồng thời cũng dựa trên các yêu cầu xuất phát từ thực tế vận động và phát triền của nền kinh tế.
Phần hai sẽ đề ra các định hướng chiến lược trong hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những đặc tính ổn định của dòng vốn đầu tư FDI, cũng như những thay đổi về đặc điểm của môi trường đầu tư trong nước và quốc tế, những định hướng được xây dựng theo các tiêu chí khác nhau (theo ngành kinh tế, theo vùng kinh tế, theo đối tác). Tuy nhiên, không vì thế mà các định hướng này mang tính rời rạc, chúng được xây dựng theo chiều hướng kết hợp chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau.
http://svnckh.com.vn lxxii Phần ba hoạch định nhóm các giải pháp cho hoạt động thu hút FDI, bao gồm nhóm các giải pháp cho Nhà nước, cụ thể là vai trò điều hành của chính phủ cũng như những cải cách trong cơ chế và quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhóm các giải pháp còn được đặt ra cho hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương, vì đây cũng được cho là nhân tố quan trọng, giữ vai trò chủ động trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu vực và vùng kinh tế trong nước. Nhóm giải pháp cũng được đề ra đối với các đối tượng là các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực được đánh giá sẽ có vài trò chiến lược trong việc tạo cầu nối cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận đầu tư vào nội địa.