Sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các quốc gia trong khu vực

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 56 - 58)

2. Xem xét các nhân tố thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thực tế tại Việt Nam

2.4.Sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các quốc gia trong khu vực

Khi còn ở giai đoạn đầu mở cửa cho các đối tác nước ngoài tìm hiểu và đầu tư, các chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam tuy có xu hướng cởi mở, thông thoáng nhưng so với các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia... Việt Nam còn nhiều hạn chế nhất định, đặc biệt là thủ tục hành chính đã khiến không ít nhà đầu tư ngán ngại khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam.

http://svnckh.com.vn lvii Tuy nhiên, cho đến nay nếu so sánh về lợi thế cạnh tranh trên nhiều phương diện, bên cạnh những yếu tố còn tồn tại về cơ sở hạ tầng như đường sá, điện nước... Việt Nam đã có những bước đột phá hơn hẳn trong cải thiện cơ chế, chính sách đầu tư nước ngoài so với các nước trong khu vực và đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục chảy mạnh mẽ vào Việt Nam trong thời gian tới.

Sự thay đổi lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam là sự lắng nghe và tôn trọng của Chính phủ Việt Nam xung quanh các ý kiến từ các doanh nghiệp. Cầu nối này trước đây chỉ thể hiện ở cấp Chính phủ thì nay ở hầu hết các địa phương trọng điểm đều có. Đây là điều mà không phải ở bất cứ quốc gia nào cũng có được. Mặt khác, sự lắng nghe này còn có một ý nghĩa quan trọng ở chỗ Chính phủ đã biết vận dụng vào thực tế nhằm cải thiện môi trường đầu tư thông qua những điều chỉnh trong chính sách.

Môi trường đầu tư Việt Nam được đánh giá là có những bước cải thiện mạnh mẽ và làn sóng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam đang là một thực tế, nhưng các nước xung quanh Việt Nam cũng đang từng bước đẩy nhanh việc thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nên sức canh tranh ngày càng lớn.

Điểm mạnh của chúng ta là có giá nhân công rẻ, sự hỗ trợ tận tình của chính phủ và các địa phương đối với các nhà đầu tư, ngoài ra thị trường Việt Nam có đầy đủ các yếu tố về chất lượng và số lượng nhân công và đây là những yếu tố cơ bản đạt được trong vấn đề cạnh tranh. Chưa kể những thế mạnh khác về mặt ổn định chính trị. Dựa trên cơ sở quy mô cũng như tính chất dòng vốn FDI, có thể nhận thấy những cạnh tranh về thu hút đầu tư ngày càng trở nên mạnh mẽ từ các quốc gia trên thế giới, mà trực tiếp nhất là những quốc gia trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…

Thực tế, trong những năm qua có những doanh nghiệp rất lớn đến tìm hiểu môi trường đầu tư của Việt Nam, nhưng sau đó lại chuyển hướng đầu tư sang Thái Lan. Nói như vậy để thấy rằng vừa qua Việt Nam đã cải thiện rồi nhưng không vì thế mà nên hài

http://svnckh.com.vn lviii lòng với hiện tại, bởi vì các đối thủ của Việt Nam cũng đang cải thiện rất quyết liệt bằng nhiều chính sách ưu đãi khác nhau.

Bởi vậy, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong khu vực, ngoài tiếp tục giữ vững những điểm mạnh phân tích như trên, đồng thời phải khắc phục các điểm yếu về sự thiếu hụt khu vực công nghiệp phụ trợ và có một lộ trình chính sách rõ ràng hơn, làm được điều này môi trường đầu tư vào Việt Nam sẽ hoàn hảo hơn, qua đó giữ thế tiên phong trong khu vực trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Một công tác quan trọng là Việt Nam cần quảng bá tốt hình ảnh của một đất nước có sự ổn định chính trị lâu dài, nhất quán trong chính sách quốc tế, điều mà không phải các nước trong khu vực nào cũng có.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 56 - 58)